Câu hỏi:
13/07/2024 5,864Nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng khoảng 20% trong thế kỉ qua. Giả sử các đại dương của Trái Đất tiếp xúc với khí CO2 trong khí quyển, lượng CO2 tăng lên có thể có ảnh hưởng gì đến pH của các đại dương trên thế giới? Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng gì đến cấu trúc đá vôi (chủ yếu là CaCO3) của các rạn san hô và vỏ sò biển?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Khí carbon dioxide tan trong nước theo phương trình hoá học sau:
CO2(g) + H2O(l) ⇌ H2CO3(aq)
H2CO3(aq) + H2O(l) ⇌ (aq) + H3O+(aq)
Neu con người tiếp tục phát thải CO2, các cân bằng trên chuyển dịch tạo ra nhiều [H+] hơn, làm pH của nước biển giảm, tức là nước biển càng bị acid hoá. Điều này ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của các sinh vật biển. Nếu pH của nước biển càng thấp có thể dẫn đến sự hoà tan của các rạn san hô, vỏ sò, vỏ hàu,…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
b) Chuẩn độ 100,0 mL dung dịch NaOH 0,1 M bằng dung dịch HCl 1,0 M. Thể tích dung dịch HCl cần thêm để dung dịch thu được có pH = 12 là
A. 8,91 mL. B. 8,52 mL. C. 9,01 mL. D. 8,72 mL.
Câu 2:
a) Cốc A chứa 50 mL dung dịch KOH 0,10 M được chuẩn độ với dung dịch HNO3 0,10 M. Sau khi thêm 52 mL dung dịch HNO3 vào, pH của dung dịch trong cốc A là
A. 2,80. B. 2,71. C. 2,40. D. 3,00.
Câu 3:
Những phát biểu nào dưới đây là đúng?
(a) Để so sánh mức độ acid giữa các dung dịch có thể dựa vào nồng độ: dung dịch acid nào có nồng độ lớn hơn sẽ có tính acid mạnh hơn.
(b) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có tính acid mạnh hơn sẽ có nồng độ ion H+ lớn hơn và pH lớn hơn.
(c) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có nồng độ ion OH– lớn hơn và pH nhỏ hơn sẽ có tính base lớn hơn.
(d) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có tính acid mạnh hơn sẽ có nồng độ ion H+ lớn hơn và pH nhỏ hơn.
(e) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch có nồng độ ion H+ nhỏ và pH cao sẽ có tính acid yếu hơn.
(g) Trong một dãy các dung dịch có cùng nồng độ được sắp xếp theo tính acid tăng dần thì nồng độ ion OH– sẽ giảm dần và Ka tăng dần.
Câu 4:
Một dung dịch có pH = 11,7. Nồng độ ion hydrogen (H+) của dung dịch là
A. 2,3 M. B. 11,7 M. C. 5,0.10-3 M. D. 2,0.10-12 M.
Câu 5:
Cho ba dung dịch có cùng nồng độ: hydrochloric acid (HCl), ethanoic acid (acetic acid, CH3COOH) và sodium hydroxide (NaOH). Khi chuẩn độ riêng một thể tích như nhau của dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH bằng dung dịch NaOH, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trước khi chuẩn độ, pH của hai acid bằng nhau.
B. Tại các điểm tương đương, dung dịch của cả hai phép chuẩn độ đều có giá trị pH bằng 7.
C. Cần cùng một thể tích sodium hydroxide để đạt đến điểm tương đương.
D. Giá trị pH của hai acid tăng như nhau cho đến khi đạt điểm tương đương.
Câu 6:
Giá trị pH của một dung dịch tăng từ 3 lên 5. Những nhận định nào sau đây là sai?
(a) Nồng độ ion H+ của dung dịch giảm 20 lần.
(b) Nồng độ ion OH– của dung dịch khi pH = 5 là 10-9 M.
(c) Nồng độ ion H+ của dung dịch khi pH = 3 là 10-3 M.
(d) Dung dịch ban đầu là một acid có nồng độ 0,001 M.
(e) Dung dịch ban đầu là một base có nồng độ 0,001 M.
Câu 7:
Calcium hydroxide rắn được hoà tan trong nước cho tới khi pH của dung dịch đạt 10,94. Nồng độ của ion hydroxide (OH–) trong dung dịch là
A. 1,1.10-11 M. B. 3,06 M.
C. 8,7.10-4 M. D. 1,0.10-14 M.
về câu hỏi!