Câu hỏi:
13/07/2024 1,284Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô”? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Văn bản "Trái tim Đan-Kô" là một văn bản rất hay và ý nghĩa, nó đã truyền tải được thông điệp giá trị về triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng qua hình ảnh người anh hùng Đan-kô với “trái tim cháy hùng vĩ”. Khi nhóm người phải sống trong sợ hãi và lo sợ ở rừng sâu thì Đan-kô đã anh dũng đứng lên nhận trách nhiệm dẫn đầu đưa mọi người ra khỏi khu rừng. Tuy nhiên, rừng sâu luôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm và thử thách, việc sai sót xảy ra là chuyện hết sức bình thường. Và Đan-kô đã dẫn đường sai. Cũng vì điều này mà anh bị mọi người chì triết, mắng nhiếc thậm tệ, thậm chí họ còn muốn giết anh. Tuy nhiên, không vì điều này mà Đan-kô tức giận, anh vẫn hang hái muốn dẫn mọi người thoát ra, thậm chí còn không tiếc cả hy sinh bản thân minh. Hình ảnh Đan - kô xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim đang cháy sáng rực rỡ đẩy lùi tất cả đêm đen soi đường cho bộ lạc tiến lên là một hình ảnh đẹp, tỏa sáng cả một tác phẩm. Hình ảnh đó đẹp đến mức thiên nhiên đất trời cũng phải cảm động mà mở đường mở lối cho anh dẫn mọi người thoát ra. Qua đó có thể thấy hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kô” là một hình ảnh đẹp nhất trong văn bản và cũng là hình ảnh khiến người ta đau xót nhất.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân tích hình tượng nhân vật Đan-kô (Gợi ý: thể hiện qua các chi tiết miêu tả hành động, tâm trạng, lời nói của Đan-kô; xác định đặc điểm tính cách của nhân vật; nêu điểm đặc sắc của nghệ thuật khắc hoạ nhân vật).
Câu 2:
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.
- Khi đọc hiểu truyện ngắn, các em cần chú ý:
+ Nhận biết được cốt truyện gồm các nhân vật, sự kiện và mối quan hệ giữa chúng: nhận biết và phân tích đực đặc sắc không gian, thời gian của truyện, những chi tiết quan trọng trong sự việc, thể hiện nội dung văn bản.
+ Phân biệt được nhân vật chính, người kể chuyện, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vậtl sự thay đổi điểm nhìn, chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản (nếu có).
+ Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống để hiểu văn bản thấy được ý nghĩa và tác động của văn bản đối với bản thân.
- Đọc trước văn bản Trái tim Đan-kô (Danko), tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Mác-xim Go-ro-ki (Maksim Gorky) và tác phẩm Bà lão l-dec-ghin (Izergil).
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh văn bản Trái tim Đan-kô:
Truyện ngắn Bà lão I-déc-ghim gồm ba phần được ghép với nhau một cách khéo léo. Phần đầu là truyền thuyết về đứa con trai đại bàng, tên là Lác-ra (Larra), một kẻ cao ngạo, ích kỉ, tàn bạo nên phải chịu trừng phạt là sống trong sự đơn độc suốt hàng ngàn năm giữa thảo nguyên mênh mông. Phần thứ hai là hồi ức về tuổi trẻ tự do, phóng túng, cuồng nhiệt của bà lão I-déc-ghin. Phần ba là truyền thuyết về chàng Đan-kô, một chàng trai dũng cảm và vị tha trong cuộc đương đầu với lòng người yếu hèn và thiên nhiên khắc nghiệt. Ba câu chuyện do bà lão I-déc-ghin kể đều là những chuyện độc đáo về tuổi trẻ, về tự do, về những tâm hồn mạnh mẽ, rực lửa và đầy say mê.
Câu 3:
Phân tích tình thế, diễn biến tâm trạng và hành động của đoàn người khi di chuyển trong rừng rậm.
Câu 4:
Hãy tóm tắt câu chuyện về chàng Đan-kô. Bối cảnh (không gian, thời gian) diễn ra các sự kiện trong câu chuyện có gì đáng chú ý?
Câu 6:
Có ý kiến cho rằng: văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Em tán thành hay phản đối quan điểm đó? Vì sao?
về câu hỏi!