Câu hỏi:
13/07/2024 689Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau:
Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chủ tiểu biết, hỏi:
- Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ?
Sư cụ đáp:
- Tao ăn đậu phụ.
Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi:
– Cái gì ngoài cổng thể?
Chú tiểu đáp:
- Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Truyện gây cười do vi phạm quy tắc hội thoại, cụ thể trong lời nói của chú tiểu vi phạm phương châm về chất. “Đậu phụ là món ăn được chế biến từ đậu tương, được ép thành bánh” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Ta thường thấy có đậu phụ cân, đậu phụ thanh chứ không thấy có đậu phụ làng, đậu phụ chùa và càng không thể có “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa”. Người đọc bật cười vì cách đáp của chú tiểu. Bởi chú tiểu biết chắc sư cụ xơi thịt cầy vụng mà sư cụ lại bảo ăn đậu phụ nên chú tiểu trả lời sư cụ như một sự chấp nhận câu nói của sư cụ. Cả hai nhân vật giao tiếp cùng vi phạm quy tắc hội thoại khi đã trả lời không đúng sự thật – vi phạm phương châm về chất.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ?
a) Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành. (Tục ngữ)
b)
Những là đắp nhớ đổi sầu,
Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.
(Nguyễn Du)
c) Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.
(Xuân Diệu)
d) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)
e)
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
(Hồ Xuân Hương)
Câu 2:
Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong những câu sau:
a )
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem.
(Nguyễn Trãi)
b)
Lom khom dưới núi, tiều vài ,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 3:
Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt trong những ngữ liệu sau. Việc sử dụng những kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?
a) Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Nam Cao)
b) Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao! (Nam Cao)
c) Kéo chăn về phía ấy, sao cứ dồn cả lại cho mẹ thế này. Ừ, không đói thì thôi. Khuya rồi. Ngủ đi, mai còn đi làm sớm, con ạ. (Phong Điệp)
d) Bà vợ hỏi lại: “Ông có đứng máy được không?". Ông chồng trả lời: “Không."- “Ông có sắp chữ được không?” - “Không.”. (Nguyễn Khải)
về câu hỏi!