Câu hỏi:
13/07/2024 167Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ở ba khổ thơ, mỗi khổ thơ lại có một câu hỏi khác nhau:
- Ở khổ thơ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu hỏi này không chỉ là một lời chào mời mà nó còn như một lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái Thôn Vĩ. Lý do về chơi thôn Vĩ không chỉ có thiên nhiên đẹp, tràn ngập sức sống cùng màu sắc mà nó còn có một cô gái với “gương mặt chữ điền” lấp ló sau “lá trúc che ngang”. Một nét đẹp thần bí mà cũng rất duyên dáng, gây tò mò cho người đọc.
- Ở khổ thơ 2: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?
Hai câu thơ này gợi nhớ đến câu ca dao: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ trong mơ hồ. Thuyền ai là một câu hỏi không rõ ràng, ai ở đây có thể là một thiếu nữ. Thuyền và bến đò cùng bờ sông và ánh trăng đã tạo nên khung cảnh hết sức lãng mạn và đẹp đẽ.
- Ở khổ thơ 3: Ai biết tình ai có đậm đà?
Trong toàn bộ bài thơ có tất cả 4 từ “ai” lặp lại và cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu cho câu thơ mà còn tạo cảm giác tò mò không biết ai ở đây là người nào.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bức tranh thiên nhiên ở khổ 2 có điểm nào khác với khổ 1? Sự khác biệt đó cho biết điều gì về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình?
Câu 2:
Bức tranh thôn Vĩ (khổ 1) có đặc điểm gì? Bức tranh đó được nhìn từ con mắt của ai? Qua đó, ta thấy được tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
Câu 3:
Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung.
Câu 4:
Chú ý về tính nghịch lí, khác thường trong quan hệ của “gió” và mây”.
Câu 5:
* Nội dung chính: Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gởi gắm tình yêu quê hương xứ sở.
Chú ý hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” ở dòng thơ số 3.
Câu 6:
- Đọc trước bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, tìm hiểu thêm thông tin nhà thơ Hàn Mặc Tử.
- Tìm hiểu cảnh vật, con người xứ Huế và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 7:
Trong bài Nhớ thương, Hàn Mặc Tử khắc hoạ tâm trạng của người cung nữ thông qua hình ảnh đối lập giữa “ngoài kia” và “trong đây”.
Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Không có niềm trăng và ý nhạc
Có người cung nữ nhớ thương vua
Theo em, sự đối lập không gian được thể hiện thế nào trong Đây thôn Vĩ Dạ? Ý nghĩa của sự đối lập này là gì?
về câu hỏi!