Câu hỏi:
12/07/2024 904Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
- Hình bóng của tác giả có thể hiểu là hình ảnh hay dấu ấn con người thực của tác giả. Hình bóng của một tác giả trong nhiều trường hợp thường in đậm trong tác phẩm văn chương (truyện, kí, thơ,...) – đứa con tinh thần của mình. Tuy nhiên, với mỗi thể loại, hình ảnh hay dấu ấn ấy được thể hiện theo cách riêng. Trong tác phẩm thơ trữ tình, hình bóng của tác giả nếu có, thường được thể hiện trực tiếp; còn trong tác phẩm truyện (tác phẩm tự sự hư cấu), hình bóng được thể hiện gián tiếp.
- Trong hai tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí và Truyện Kiều, không khó để người đọc nhận ra hình ảnh hay dấu ấn con người thực của tác giả Nguyễn Du qua hai nhân vật nữ (Tiểu Thanh và Thuý Kiều), tuy nhiên, cách thể hiện là khác nhau, theo đặc điểm riêng của thể loại.
+ Trong Độc Tiểu Thanh kí” – một bài thơ trữ tình – tác giả gần như đã đồng nhất nỗi cô đơn, thiếu vắng tri âm của Tiểu Thanh với tình trạng tương tự của Tố Như (tức Nguyễn Du), bất hạnh của Tiểu Thanh cũng là bất hạnh của Nguyễn Du; thương xót Tiểu Thanh cũng chính là cách Nguyễn Du thương xót mình (dĩ nhiên, không nên quên rằng, ở đây, còn có một hình bóng khác của Nguyễn Du đa sầu đa cảm trước “những điều trông thấy” qua hình ảnh chủ thể trữ tình xưng “ta”).
+ Trong Truyện Kiều – một truyện thơ Nôm (hay một tiểu thuyết viết bằng thơ Nôm) – hình bóng của Nguyễn Du phần nào được thể hiện gián tiếp qua nhân vật Thuý Kiều. Có thể chỉ ra một số biểu hiện gần gũi, tương đồng giữa số phận, cốt cách của Thuý Kiều với số phận, cốt cách của Nguyễn Du. Chẳng hạn, có sự gần gũi, tương đồng giữa cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều với cuộc đời chìm nổi, khốn khó của Nguyễn Du; hoặc có sự tương đồng giữa cái đa sầu, đa cảm của Thuý Kiều với cái đa sầu, đa cảm của Nguyễn Du;...
+ Hình bóng của Nguyễn Du qua hai tác phẩm thuộc hai thể loại lớn trong sáng tác của ông cho thấy: Nguyễn Du đã dùng hết tâm huyết cùng những trải nghiệm đau thương của chính mình để viết nên những tác phẩm vừa là bức tranh sinh động về “những điều trông thấy”, vừa là tiếng kêu thương, da diết mãi nỗi “đau đớn lòng”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
về câu hỏi!