Câu hỏi:
12/07/2024 480Hoàn thành bảng theo mẫu sau để thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội |
Địa hình, đất |
|
Khí hậu |
|
Sông, hồ |
|
Biển |
|
Sinh vật |
|
Khoáng sản |
|
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội |
Địa hình, đất |
Địa hình và đất đai tạo điều kiện thuận lợi phát triển các hoạt động sản xuất và đời sống của cư dân: + Khu vực đồi núi: trồng cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, tạo cảnh quan cho phát triển du lịch. + Khu vực đồng bằng: giao thương, trồng lúa nước và các cây hàng năm khác. + Vùng núi cao gây khó khăn cho giao thông vận tải, vùng trũng thấp dễ ngập úng, khiến cho các hoạt động kinh tế gặp khó khăn. |
Khí hậu |
+ Tạo điều kiện cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng sản phẩm; rừng nhiệt đới phát triển quanh năm. + Một số khu vực thường xảy ra thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất. |
Sông, hồ |
+ Mạng lưới sông tạo điều kiện thuận lợi phát triển giao thông đường thủy, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan du lịch. Các sông vùng núi có giá trị thủy điện. Tuy nhiên, vào mùa mưa sông thường xuyên gây lũ lụt ảnh hưởng đời sống và sản xuất. + Hồ có vai trò điều tiết nước, hạn chế lũ lụt |
Biển |
+ Thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. + Trong quá trình khai thác tài nguyên biển, cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường. |
Sinh vật |
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và chế biến lâm sản, du lịch. + Rừng ngập mặn ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. + Chú ý bảo vệ môi trường và đảm bảo đa dạng sinh học. |
Khoáng sản |
+ Khoáng sản là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và cũng là các mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan sát hình 11.1, hãy trả lời các câu hỏi 6, 7. Số dân (triệu người)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây của khu vực Đông Nam Á?
A. Số dân và tỉ lệ sinh của khu vực giai đoạn 1990 - 2020.
B. Số dân và tỉ lệ tử của khu vực giai đoạn 1990 - 2020.
C. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực giai đoạn 1990 - 2020.
D. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực giai đoạn 1990 - 2020.
Câu 2:
Đông Nam Á có nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc là do
A. dân số đông, mật độ dân số cao.
B. vị trí địa lí giáp biển, lịch sử lâu đời.
C. nằm ở nơi giao nhau của các nền văn hoá lớn.
D. nằm trong vành đai nóng của bán cầu Bắc.
Câu 3:
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Nằm ở phía nam châu Á, phần lớn trong khu vực nội chí tuyến.
B. Nằm phần lớn trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á.
C. Kéo dài từ khoảng vĩ độ 28°B đến khoảng vĩ độ 10°N.
D. Nằm trên tuyến đường biển quốc tế nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 4:
Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có lợi thế để phát triển
A. các ngành kinh tế biển.
B. các ngành công nghiệp đòi hỏi cao về trình độ.
C. nền nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới.
D. ngành công nghiệp đóng tàu biển.
Câu 5:
Cho bảng số liệu sau:
a) Nhận xét sự khác biệt trong cơ cấu GDP của Xin-ga-po và Cam-pu-chia.
b) Tại sao có sự khác biệt đó?
Câu 6:
Đông Nam Á là khu vực có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú, đa dạng chủ yếu do
A. địa hình núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, với nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m.
B. nằm trong cùng một đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn và các vùng núi cao đồ sộ.
D. nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn và các luồng sinh vật.
Câu 7:
Các quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á lục địa?
A. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Mi-an-ma.
C. Thái Lan, Mi-an-ma, Xin-ga-po, Bru-nây, Việt Nam.
D. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan.
về câu hỏi!