Câu hỏi:
13/07/2024 1,019Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và cho biết:
- Tên những truyền thống của dân tộc Việt Nam thể hiện trong câu ca dao, tục ngữ.
- Giá trị của những truyền thống đó đối với đất nước và con người Việt Nam.
- Em tự hào nhất về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Vì sao?
a) Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
b) Ru con con ngủ cho lành/ Để mẹ múc nước rửa bành con voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
c) Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
d) Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
e) Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
g) Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây/ Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Tên truyền thống của dân tộc Việt Nam thể hiện trong câu ca dao, tục ngữ
- Câu ca dao a) Truyền thống uống nước nhớ nguồn
- Câu ca dao b) Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm
- Câu tục ngữ c) Truyền thống đoàn kết
- Câu ca dao d) Truyền thống nhân ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- Câu ca dao e) Truyền thống hiếu thảo
- Câu ca dao g) Truyền thống tôn sư trọng đạo
Yêu cầu số 2: Giá trị của các truyền thống:
+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc;
+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.
Yêu cầu số 3: Em tự hào nhất về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Vì: lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính đưa tới thành công của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Truyền thống của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam và được truyền từ
A. gia đình này sang gia đình khác
B. dòng họ này sang dòng họ khác.
C. dân tộc này sang dân tộc khác.
D. thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 2:
Câu 3:
Em hãy tìm hiểu và kể lại một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, theo gợi ý:
- Tên truyền thống, những biểu hiện cụ thể của truyền thống.
- Những giá trị mà truyền thống đã mang lại.
- Việc giữ gìn, phát huy truyền thống đó hiện nay như thế nào?
- Em đã làm gì để thể hiện niềm tự hào về truyền thống đó?
Câu 4:
Hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên coi nhẹ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Em hãy đề xuất ba biện pháp để khắc phục hiện tượng đó và giải thích tại sao đề xuất các biện pháp này.
Câu 5:
Có ý kiến cho rằng, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hoá của dân tộc mình thì được hiểu là biểu hiện của lòng yêu nước.
Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm trên? Vì sao?
Câu 6:
Sau chuyến đi trải nghiệm ở Nghĩa trang Trường Sơn và Thành cổ Quảng Trị, bạn H thấy rất kính trọng và biết ơn các thế hệ cha ông đi trước. H tự nhủ phải cố gắng học tập, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động cộng đồng.
Em hãy viết một đoạn ngắn để bày tỏ quan điểm của mình về suy nghĩ của bạn H.
Câu 7:
Bạn A thành lập nhóm để tham gia cuộc thi “Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam” do nhà trường tổ chức vào dịp 22/12. Trong buổi họp nhóm, A đưa ra kế hoạch dự thi với nội dung tìm hiểu biểu hiện về truyền thống kiên cường chống giặc ngoại xâm thời phong kiến, G lên tiếng phản đối vì cho rằng trong thời đại 4.0 hiện nay, không nên khơi gợi lại những truyền thống đã xưa cũ, nên tìm một truyền thống nào hợp thời hơn, một số bạn trong nhóm đã đồng tình với G.
Nếu là A, em sẽ thuyết phục G và các bạn trong nhóm như thế nào?
về câu hỏi!