Câu hỏi:
13/07/2024 1,239Các cụ ta có câu: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”; việc dùng các hành vi bạo lực đối với các thành viên khác trong gia đình cũng vì lo lắng, quan tâm tới hạnh phúc của gia đình, mong cho cá nhân đó trở nên tốt hơn.
Em có đồng tình với quan điểm trên hay không? Vì sao?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Không đồng tình với quan điểm trên, vì:
+ Việc dùng các hành vi bạo lực đối với các thành viên khác trong gia đình là hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này sẽ gây nhiều hậu quả xấu, như: ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, thậm chí là tính mạng của người bị bạo lực; gây rạn nứt hạnh phúc gia đình; làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội,…
+ Chúng ta có thể thực hiện nhiều hành động/ lời nói (không nhất thiết phải dùng đến bạo lực) để thể hiện sự quan tâm, lo lắng, mong muốn các thành viên trong gia đình tốt lên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở lứa tuổi học sinh, em có thể làm gì để góp phần phòng, chống bạo lực gia đình?
Câu 2:
Anh A nhiều lần đánh đập vợ vì ghen tuông vô cớ khi các con vắng nhà, khiến vợ sợ hãi. Anh cho rằng, việc làm này của mình là để dạy dỗ vợ và không ảnh hưởng đến các con, vì các con không phải chứng kiến.
Theo em, trong trường hợp này:
Hành vi đó có thể gây hậu quả gì? Vì sao?
Câu 3:
Hình thức bạo lực nào dưới đây không phải là hình thức bạo lực gia đình phổ biến?
A. Bạo lực ngôn ngữ.
B. Bạo lực thể chất/thể xác.
C. Bạo lực tinh thần.
D. Bạo lực kinh tế.
E. Bạo lực tình dục.
Câu 4:
Bạn S (13 tuổi) sống với mẹ và dượng. Do sợ tốn kém nên mẹ và dượng không muốn S đến trường, đã buộc S đi làm thuê tại đồn điền gần nhà. Hằng tháng, số tiền thu được S phải giao nộp cho dượng. Những tháng sức khoẻ không tốt kiếm được ít tiền hơn, S bị dượng bỏ đói.
S có thể làm gì để phòng, chống bạo lực gia đình?
Câu 5:
Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định cụ thể ở văn bản luật nào dưới đây?
A. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
B. Luật Bình đẳng giới năm 2006.
C. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 (Sửa đổi, bổ sung năm 2022).
D. Luật Trẻ em năm 2016.
Câu 6:
Sau khi nghe bạn tâm sự về việc bị người thân trong gia đình bạo hành nhiều lần, P rất thương bạn và dự định tìm cách liên hệ với Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi biết ý định này, bố mẹ của P can ngăn và cho rằng đó không phải việc của trẻ con.
về câu hỏi!