Câu hỏi:
13/07/2024 396Bài học về cách ghi chép chi tiêu
Một số người cảm thấy lập kế hoạch chi tiêu và rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí quả thực rất khó khăn vì chúng ta có rất nhiều thứ cần đến tiền. Nhưng nếu không học cách lập kế hoạch để quản lí thu, chi của bản thân thì cho dù kiếm được bao nhiêu tiền, chúng ta cũng không thể đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai. Đối với các em học sinh, nếu chi tiêu không hợp lí thì dù bố mẹ, người thân cho bao nhiêu tiền cũng khó có thể tiết kiệm. Không học cách chi tiêu, các em cũng không biết được đồng tiền bố mẹ, người thân làm ra vất vả như thế nào. Vì vậy, học cách chi tiêu và rèn luyện thói quen ghi chép chi tiêu là cần thiết với mỗi người.
Chúng ta có thể ghi chép chi tiêu bằng sổ tay hoặc vở. Đây chính là cách ghi chép chi tiêu hằng ngày đơn giản nhất mà mỗi học sinh có thể thực hiện. Cuốn sổ chi tiêu được chia thành các cột ngày, hạng mục chi tiêu, số tiền chi dự tính, số tiền chi thực tế,... Mỗi học sinh cũng có thể tự ghi chép theo những cách phù hợp và dễ theo dõi nhất với bản thân. Từ nhật kí chi tiêu đó, các em có thể hiểu rõ thói quen chi tiêu của mình trong tháng, tổng kết xem mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu. Các em hãy phân chia thu nhập của mình vào các hạng mục (nhu cầu thiết yếu, giải trí, tiết kiệm, cho đi,...) theo tỉ lệ phần trăm phù hợp, đối chiếu với thói quen chi tiêu để biết mình phân chia quá ít hay quá nhiều cho một khoản nào đó hay không.
Đôi khi, số tiền thực chi của mỗi tháng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, chúng ta cần phải theo dõi và đối chiếu số tiền dự tính và số tiền chi thực tế mỗi tháng để có cái nhìn chi tiết về cách chi tiêu trong một thời gian dài và có sự điều chỉnh hợp lí.
Em hãy thiết kế một cuốn sổ tay ghi chép chi tiêu theo gợi ý trong thông tin trên và hướng dẫn cách sử dụng cuốn sổ tay đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu sổ tay ghi chép chi tiêu
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bố mẹ cho H tiền để mua đồ dùng học tập và ăn sáng nhưng H mua quà vặt và các đồ dùng không cần thiết. Vẫn chưa thoả mãn nhu cầu của mình, H còn hỏi vay tiền bạn thân là S để mua thêm những thứ đồ xa xỉ.
Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?
Câu 2:
X có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền. Bạn thân khuyên X không nên chỉ tiêu như vậy, nhưng X gạt đi và cho rằng chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là được.
Nếu là bạn của X, em sẽ khuyên X như thế nào?
Câu 3:
Em hãy liệt kê 5 việc làm thể hiện thói quen chi tiêu hợp lí và 5 việc làm thể hiện thói quen chi tiêu không hợp lí.
Việc làm thể hiện thói quen chi tiêu hợp lí |
Việc làm thể hiện thói quen chi tiêu không hợp lí |
1. |
1. |
2. |
2. |
3. |
3. |
4. |
4. |
5. |
5. |
Câu 4:
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ dưới đây gắn với sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.
A. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
B. Ăn phải dành, có phải kiệm.
C. Làm khi lành, để dành khi đau.
Câu 5:
Em hãy trả lời các câu hỏi liên quan đến kế hoạch chi tiêu của bản thân.
Câu hỏi |
Trả lời |
1. Mục tiêu của việc lập kế hoạch chi tiêu của em trong năm tới là gì? |
|
2. Số tiền dự định để thực hiện mục tiêu đó là bao nhiêu? |
|
3. Các khoản chi tiêu hằng tháng của em là gì? Em phân chia bao nhiêu phần trăm cho mỗi khoản chi tiêu đó? |
|
4. Hãy liệt kê các cách để em có thể thực hiện mục tiêu của mình. |
|
Câu 6:
X có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền. Bạn thân khuyên X không nên chỉ tiêu như vậy, nhưng X gạt đi và cho rằng chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là được.
Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của X.
Câu 7:
Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của các bạn trong mỗi trường hợp dưới đây và rút ra cách chi tiêu hợp lí cho bản thân.
a. P có thói quen chi tiêu tùy hứng, thích đồ gì là mua ngay.
b. Để kiểm soát chi tiêu, H thiết lập các nguyên tắc cho bản thân, nhờ đó tránh được các khoản chi không cần thiết.
c. Trước khi mua hàng, T thường xác định nhu cầu sử dụng của bản thân để xem có cần thiết không và mua bao nhiêu là đủ.
về câu hỏi!