Câu hỏi:

10/08/2023 530

Hãy tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để hoàn thành các đoạn dữ liệu dưới đây.

1. Cuộc xung đột ... (1)... diễn ra trong gần ...(2)... năm (1533 - 1592). Cuối cùng, ...(3)... chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc chạy lên ...(4)..., xung đột chấm dứt. Hậu quả là đất nước ...(5)..., trao đổi buôn bán giữa các vùng ...(6)..., đời sống nhân dân ...(7)...

2. Cuộc xung đột ... (8)... diễn ra trong gần nửa thế kỉ (...(9)....). Toàn bộ vùng đất ...(10)... ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, phân chia đất nước thành ...(11)... Tình trạng đó kéo dài ảnh hưởng đến ...(12)... của quốc gia - dân tộc.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều diễn ra trong gần 60 năm (1533 - 1592). Cuối cùng, Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, xung đột chấm dứt. Hậu quả là đất nước bị chia cắt, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân khốn cùng.

2. Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn diễn ra trong gần nửa thế kỉ 1627 – 1672. Toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, phân chia đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong. Tình trạng đó kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự khủng hoảng của nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?

A. Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

B. Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã lật đổ nhà Lê.

C. Xung đột Nam - Bắc triều diễn ra trong nhiều năm.

D. Xung đột Trịnh - Nguyễn dẫn đến chia cắt đất nước.

Xem đáp án » 10/08/2023 1,813

Câu 2:

Ý nào không phải là hệ quả chung của các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và xung đột Trịnh - Nguyễn?

A. Đất nước bị chia cắt.                      

B. Nhân dân đói khổ.

C. Kinh tế bị đình trệ.                         

D. Vùng đất phía Nam được khai phá.

Xem đáp án » 10/08/2023 1,293

Câu 3:

Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của Vương triều Mạc?

A. Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành.

B. Mạc Đăng Dung được phong là An Hưng Vương.

C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi.

D. Mạc Đăng Dung tiêu diệt các thế lực đối địch.

Xem đáp án » 10/08/2023 1,291

Câu 4:

Điểm khác biệt trong hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn so với cuộc xung đột Nam - Bắc triều là gì?

A. Hình thành cục diện vua Lê - chúa Trịnh, chúa Nguyễn.

B. Nhân dân đói khổ, khốn cùng vì đi phu, đi lính.

C. Đồng ruộng, xóm làng bị tàn phá.

D. Giao thương giữa các vùng bị ngăn trở do đất nước bị chia cắt.

Xem đáp án » 10/08/2023 1,115

Câu 5:

Em có đồng ý với ý kiến: Thế kỉ XVI - XVII trong lịch sử dân tộc là hai thế kỉ của xung đột và chia cắt đất nước? Vì sao?

Xem đáp án » 10/08/2023 1,090

Câu 6:

Hệ quả lớn nhất của xung đột Nam - Bắc triều là

A. đất nước bị chia cắt.

B. một vùng rộng lớn bị biến thành chiến trường.

C. sản xuất bị đình trệ.

D. đời sống nhân dân đói khổ.

Xem đáp án » 10/08/2023 1,070

Câu 7:

Vì sao có sự khác nhau về cục diện chính quyền ở Đại Việt thế kỉ XVII: ở Đàng Ngoài hình thành cục diện “vua Lê - chúa Trịnh”, còn ở Đàng Trong do các chúa Nguyễn cai quản?

Xem đáp án » 10/08/2023 893

Bình luận


Bình luận
tailieugiaovien.com.vn
tuyen-dung-giao-vien-1900