Câu hỏi:
13/07/2024 2,212Hãy chọn một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII mà em yêu thích nhất và lập thẻ nhớ về nhân vật đó theo gợi ý dưới đây.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo:
- Tên nhân vật: Hoàng Công Chất
- Năm sinh: 1706
- Năm mất: 1767
- Tóm tắt tiểu sử:
+ Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ, tỉnh Thái Bình, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư.
+ Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại chính quyền Lê – Trịnh, cứu giúp dân nghèo.
- Vai trò/ đóng góp của nhân vật:
+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân (ở vùng Tây Bắc) chống lại chính quyền Lê – Trịnh.
+ Đánh đuổi giặc Phẻ, giải phóng Mường Then (Mường Thanh), bảo vệ miền biên giới của Tổ quốc.
- Điểm em yêu thích từ nhân vật: lòng yêu nước, thương dân.
- Dấu ấn của nhân vật đến hiện nay:
+ Di tích Thành Bản Phủ (Điện Biên)
+ Đường Hoàng Công Chất (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bối cảnh lịch sử nào đã dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII?
A. Cuộc sống của nông dân khó khăn về mọi mặt.
B. Chính quyền phong kiến đàn áp nhân dân.
C. Quan lại ngạo mạn, hách dịch. lớn.
D. Nông dân phải đi xây nhiều chùa
Câu 2:
Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
Vào giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính quyền phong kiến Đàng Ngoài có điểm gì nổi bật?
A. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
B. Chính quyền được củng cố về mọi mặt.
C. Vua Lê nắm thực quyền.
D. Chúa Trịnh thực hiện các cải cách.
Câu 3:
Kết quả chung của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII là gì?
A. Đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt.
B. Đều giành được thắng lợi.
C. Thu hút nông dân cả nước tham gia.
D. Lật đổ được chính quyền vua Lê.
Câu 4:
Phong trào nông dân đã có tác động gì đến chính quyền phong kiến Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
A. Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách tiến bộ.
B. Buộc vua Lê phải trao lại quyền hành cho người dân.
C. Chấm dứt cục diện vua Lê - chúa Trịnh.
D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng của nhà nước phong kiến.
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII?
A. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
B. Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức.
C. Làm cho chính quyền Lê - Trịnh sụp đổ.
D. Giáng đòn mạnh mẽ vào chính quyền phong kiến.
Câu 6:
Điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo là gì?
A. Góp phần bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc.
B. Lật đổ được chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
C. Chia ruộng đất cho nhân dân.
D. Uy hiếp kinh thành Thăng Long.
về câu hỏi!