Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Câu nói ấn tượng của nhân vật:
+ “Đánh để cho dài tóc/ Đánh để cho đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản / Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn / Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
+ “Nơi nào ta mang quân tới, nơi đó quân thù bị đánh tan tành”.
+ “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”.
- Tóm tắt tiểu sử của nhân vật:
+ Nguyễn Huệ sinh năm 1752 tại vùng Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) gốc người họ Hồ, thuở nhỏ tên là Thơm. Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông (Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ) được biết đến với tên gọi “Tây Sơn tam kiệt”, họ là những nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII.
+ Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.
- Vai trò của nhân vật:
+ Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn.
+ Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.
+ Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.
- Điều em yêu thích nhất ở nhân vật: tài năng quân sự, lòng yêu nước, thương dân.
- Dấu ấn của nhân vật đến hiện nay:
+ Di tích gò Đống Đa (Hà Nội).
+ Lễ hội Đống Đa (Hà Nội).
+ ….
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ năm 1771 là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Đàng Trong.
B. Mâu thuẫn giữa ba anh em Tây Sơn và chúa Nguyễn.
C. Nguy cơ xâm lược của quân Xiêm.
D. Yêu cầu khai phá vùng đất phía Nam.
Câu 2:
Nhận định nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược?
A. Chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.
B. Một trong những chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
C. Quét sạch toàn bộ quân xâm lược.
D. Hoàn thành thống nhất đất nước.
Câu 3:
Trước thế mạnh của quân Thanh khi tiến vào Thăng Long, quân Tây Sơn không thực hiện kế sách nào sau đây?
A. Rút khỏi kinh thành Thăng Long.
B. Lui về phòng thủ ở phía nam.
C. Xây dựng phòng tuyến thuỷ - bộ liên hoàn.
D. Chặn đánh quân Thanh ngay từ biên giới.
Câu 4:
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785)?
A. Trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc.
B. Một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử dân tộc.
C. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn.
D. Trận thuỷ chiến đầu tiên đánh thắng quân Xiêm.
Câu 5:
Đánh thắng quân Xiêm xâm lược có ý nghĩa lịch sử quan trọng thế nào đối với khởi nghĩa Tây Sơn?
A. Mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc.
B. Đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của phong trào Tây Sơn.
C. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong trào dân tộc.
D. Hoàn thành nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm.
Câu 6:
Trong bối cảnh nào Nguyễn Nhạc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn?
A. Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ một vùng rộng lớn.
B. Nghĩa quân Tây Sơn đối mặt với tình thế bất lợi.
C. Chúa Trịnh hoà hoãn với chúa Nguyễn.
D. Chúa Nguyễn bị bắt, giết.
về câu hỏi!