Câu hỏi:
13/07/2024 1,983Tìm hiểu thêm và cho biết: Tình hình Nhật Bản nửa cuối thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật? Tình hình đó đặt ra cho nước này sự lựa chọn ra sao? Hãy liên hệ với tình hình chung ở các nước châu Á và Việt Nam trong cùng thời kì lịch sử này.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Nhật Bản bị các nước thực dân, đế quốc phương Tây nhòm ngó, đe dọa xâm lược.
- Nửa đầu thế kỉ XIX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình đó đã đặt ra cho Nhật Bản hai sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây; hoặc thực hiện cải cách, canh tân đất nước.
=> Đứng trước hai sự lựa chọn đó, Nhật Bản đã quyết định tiến hành duy tân đất nước. Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Tình hình Nhật Bản với các nước thuộc khu vực châu Á (trong đó có Việt Nam) ở nửa đầu thế kỉ XIX có những điểm tương đồng nhất định, như:
+ Chế độ phong kiến chuyên chế lâm vào tình trạng suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng.
+ Đất nước phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy trình bày những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Câu 2:
Dấu hiệu chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là
A. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
B. sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, dẫn tới sự hình thành các công ti độc quyền.
C. Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.
D. sự hình thành các công ti độc quyền và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.
Câu 3:
Ý nào không đúng về những chính sách cải cách về kinh tế của Minh Trị?
A. Thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc.
C. Cho phép mua bán ruộng đất và tự kinh doanh.
D. Đích thân Thiên hoàng quản lí ngành ngân hàng.
Câu 4:
Ý nào không thuộc những chính sách cải cách về chính trị của Minh Trị?
A. Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.
B. Ban hành Hiến pháp với quyền lực tối cao thuộc về thiên hoàng.
C. Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm chính quyền.
D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau.
Câu 5:
Đỉnh cao của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 1840 đến năm 1911 là
A. cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.
B. phong trào Duy tân năm Mậu Tuất (1898).
C. phong trào Nghĩa Hoà đoàn.
D. Cách mạng Tân Hợi (1911).
Câu 6:
Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? Vì sao?
về câu hỏi!