Câu hỏi:
13/07/2024 640Đọc các tư liệu dưới đây:
Tư liệu 1. Năm 1833, Giám mục Ta-be đã xác nhận: Quần đảo Pa-ra-xen, mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong. Hoàng đế Gia Long xét thấy đúng lúc phải vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong. (Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Sđd, tr. 61)
Tư liệu 2. Bộ Công tâu: Cương giới mặt biển nước ta có xứ [đảo] Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Hằng năm nên phái người đi dò xét để thuộc đường biển... Vua y lời tâu. Sai Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo mười bài gỗ đến nơi đó dựng làm dấu, ghi khắc những chữ: “Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân [1836], Thuỷ quân Chánh đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ.
(Theo Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập bốn, NXB Giáo dục, 2004, tr. 851, 867)
Dựa vào hai tư liệu trên em có nhận định gì về Triều Nguyễn? Chỉ ra những dẫn chứng từ tư liệu chứng minh cho nhận định của em.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Ngay từ thời vua Gia Long, ông đã rất chú trọng việc khẳng định chủ quyền và có những hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa (Bãi Cát Vàng): cử người vượt biển quản lí quần đảo Hoàng Sa, treo cờ khẳng định chủ quyền tại quần đảo này.
- Đến thời vua Minh Mạng, ông tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thực thi và khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa: cử binh thuyền do viên Chánh đội trưởng Thuỷ quân chỉ huy để thăm dò đường biển ra Hoàng Sa, đo đạc, cắm mốc chủ quyền để ghi nhớ,...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có quan điểm cho rằng: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Em đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
Câu 2:
Trong các thành tựu văn hoá đạt được dưới thời Nguyễn, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Câu 3:
Một trong những chính sách đối ngoại nổi bật của Triều Nguyễn là
A. Duy trì mối quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng.
B. Khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu - Mỹ, kể cả nước Pháp.
C. Khước từ mối quan hệ với nhà Thanh (Trung Quốc).
D. Thực hiện chính sách bang giao hoà hiếu với nhiều nước trên thế giới.
Câu 4:
Công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng dưới thời Nguyễn, hiện nay đã được UNESCO ghi danh là
A. Cửu đỉnh ở Kinh thành Huế.
B. chùa Tây Phương (Hà Nội).
C. Kinh thành Huế.
D. đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh).
Câu 5:
Ý nào không đúng về lí do khiến cho kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp dưới Triều Nguyễn bị sa sút?
A. Triều Nguyễn có quy định ngặt nghèo về thuế, mẫu mã,...
B. Chính sách bế quan toả cảng của Triều Nguyễn.
C. Hầu hết các thợ giỏi bị bắt vào làm việc trong các quan xưởng.
D. Thiên tai, dịch bệnh khiến người dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
Câu 6:
Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số thành tựu chứng tỏ sự phát triển của văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
Câu 7:
Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
Với cuộc Cải cách Minh Mạng, cả nước được phân chia thành các đơn vị hành chính thế nào?
A. Đất nước được chia thành Bắc đạo, Nam đạo và Tây đạo.
B. Đất nước được chia thành Bắc Thành, Gia Định Thành và phủ Thừa Thiên.
C. Đất nước được chia làm 29 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
D. Đất nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
12 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 24 (có đáp án): Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
18 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
về câu hỏi!