Câu hỏi:
13/07/2024 1,650Lập bảng theo gợi ý dưới đây về các sự kiện chính trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta.
Ở Đà Nẵng và Nam Kì từ năm 1858 đến năm 1874
Thời gian |
Quá trình thực dân Pháp xâm lược
|
Thái độ và đối sách của Triều đình Huế
|
Thái độ và hành động của nhân dân
|
Ngày 1-9-1858 |
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng. |
… |
… |
… |
|
… |
… |
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Thời gian |
Quá trình thực dân Pháp xâm lược |
Thái độ và đối sách của Triều đình Huế |
Thái độ và hành động của nhân dân |
1-9-1858 |
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng. |
Quân đội triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt. |
Nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân địch. |
Tháng 2/1859 |
Pháp kéo quân vào phía Nam, đánh chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra |
Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã |
Nhân dân địa phương tự động nổi lên đánh giặc. |
Đầu năm 1860 |
Pháp dồn quân sang chiến trường Trung Quốc, ở Gia Định, lực lượng quân Pháp chỉ còn khoảng 1000 quân |
Quân đội triều đình xây dựng và tổ chức phòng thủ trong Đại đồn Chí Hòa. |
Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi |
Năm 1861 |
Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, mở rộng ra đánh chiếm Gia Định |
Quân triều đình chống cự quyết kiệt nhưng thất bại. |
Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi |
Năm 1862 |
Pháp đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long |
Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất |
Phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng |
Năm 1867 |
Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì |
Triều đình bạc nhược, kháng cự yếu ớt. |
Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đánh giá thái độ của Triều đình nhà Nguyễn trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp thông qua việc kí kết các hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt.
Câu 2:
Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Triều đình nhà Nguyễn đã
A. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì.
B. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kì.
C. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và một phần Trung Kì.
D. thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Câu 3:
Ý nào không đúng về bối cảnh lịch sử dẫn tới một số đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu tiến bộ vào nửa cuối thế kỉ XIX
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Nhân dân Việt Nam đang phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Một số văn thân, sĩ phu Việt Nam có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài.
D. Nhà Nguyễn chú trọng phát triển kinh tế để tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Câu 4:
Có ý kiến cho rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 5:
Ý nào không đúng về hành động của nhà Nguyễn sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?
A. Ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ở Nam Kì.
B. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Kì và Trung Kì.
C. Đề nghị Pháp đưa quân ra Bắc Kì.
D. Cử người thương thuyết với Pháp để chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
Câu 6:
Sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883), tình hình của quân Pháp có điểm gì khác so với sau trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)?
A. Quân Pháp ở Bắc Kì rất hoang mang, dao động.
B. Quân Pháp ráo riết chuẩn bị mở cuộc tấn công Thuận An (sát kinh thành Huế).
C. Thực dân Pháp tìm cách thương lượng với Triều đình nhà Nguyễn.
D. Quân Pháp quyết định rút khỏi Bắc Kì.
Câu 7:
Thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
A. Năm 1857. B. Năm 1858.
C. Năm 1859. D. Năm 1862
về câu hỏi!