Câu hỏi:
13/07/2024 564Một bạn học sinh lớp 10 có triệu chứng đau họng, nhức đầu, sốt nhẹ. ớn lạnh và ho. Sau khi bị sốt, ho ngày càng tăng và đau nhức trong nhiều ngày, bạn học sinh đó nghi ngờ rằng mình bị bệnh cúm và đã đến bệnh viện để khám. Tại đây, bác sĩ nói rằng triệu chứng của bạn có thể là do bệnh cúm, viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao, sau đó chỉ định chụp X – quang phổi. Kết quả cho thấy bạn bị viêm phôi và bác sĩ kê thuốc điều trị là amoxicillin, một kháng sinh thuộc nhóm β – lactam giống penicillin. Hơn một tuần sau, mặc dù tuần thủ đầy đủ chỉ dẫn của bác sĩ nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Bạn tự tìm hiểu và biết rằng có nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus có thể gây viêm phổi. Amoxicillin tác động lên thành peptidoglycan của tế bào vi khuẩn.
Dựa vào đoạn thông tin trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
(1) Theo em, bác sĩ sẽ có kết luận gì về tác nhân gây bệnh nếu biết bạn học sinh sử dụng amoxicillin trong điều trị nhưng không hiệu quả?
(2) Cho biết hướng tiếp cận chữa trị mà bác sĩ sẽ thực hiện để điều trị cho bạn học sinh khi biết tác nhân gây bệnh là một chủng vi khuẩn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(1) – Nhóm kháng sinh β – lactam là các chất ức chế sự tổng hợp thành peptidoglycan của vi khuẩn, do đó, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn. Nếu sử dụng amoxicillin trong điều trị bệnh nhưng không hiệu quả thì có thể đặt ra nhiều giả thuyết về tác nhân gây bệnh:
+ Tác nhân gây bệnh là các virus. Do virus có vỏ capsid cấu tạo từ protein nên không chịu tác động của amoxicillin → virus không bị tiêu diệt → bệnh không thuyên giảm.
+ Tác nhân gây bệnh là nấm. Do thành tế bào của nấm không phải peptidoglican nên không chịu tác động của amoxicillin → nấm không bị tiêu diệt → bệnh không thuyên giảm.
+ Tác nhân gây bệnh là các vi khuẩn nhóm mycoplasma không có thành tế bào nên không chịu tác động của amoxicillin → vi khuẩn không bị tiêu diệt → bệnh không thuyên giảm.
+ Tác nhân gây bệnh là các vi khuẩn thông thường, tuy nhiên, chúng có khả năng kháng kháng sinh loại β – lactam.
(2) Khi biết bệnh là do một chủng vi khuẩn gây nên, bác sĩ có thể điều trị bằng các cách sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhiều tác dụng như phân cắt thành tế bào, ức chế sự tổng hợp thành tế bào, ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cấu trúc nào sau đây có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?
A. Lục lạp.
B. Ti thể.
C. Không bào trung tâm.
D. Thành tế bào.
Câu 2:
Mỗi câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
(1) Mỗi tế bào đều có: màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
(2) Tế bào thực vật có: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thề, trung thể và nhân.
(3) Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở chỗ có thành tế bào, có không bào, có lục lạp chứa chất diệp lục.
(4) Chỉ có tế bào vi khuẩn mới có cấu trúc thành tế bào.
Câu 3:
Cấu trúc nào dưới đây không thuộc hệ thống màng nội bào?
A. Lục lạp.
B. Mạng lưới nội chất.
C. Bộ máy Golgi.
D. Màng nhân.
Câu 4:
Các tế bào tuyến tụy sẽ kết hợp với các amino acid được đánh dấu phóng xạ vào protein. “Dấu” đó của các protein mới tổng hợp giúp nhà nghiên cứu xác định vị trí của nó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể theo dấu enzyme do các tế bào tuyến tụy tiết ra. Con đường đó có thể là con đường nào dưới đây?
A. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Nhân → Màng sinh chất.
B. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.
C. Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất → Lưới nội chất.
D. Lưới nội chất → Lysosome → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.
Câu 5:
Hình bên mô tả cấu tạo của một tế bào vi khuẩn.
- Hãy chú thích tên các cấu trúc của tế bào thay cho các số trong hình.
- Về mặt chức năng, cấu trúc số 1 và số 7 khác nhau ở điểm nào? Đó là thành phần gì? Nêu vai trò và bản chất hoá học của nó.
- Cấu trúc số 3 chứa một thành phần không gặp ở bất kì sinh vật nhân thực nào?
- Cho 3 ví dụ về vi khuẩn có cấu trúc số 2.
Câu 6:
Câu 7:
Trong các phát biểu về đặc trưng của các ribosome liên kết ở tế bào nhân thực dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(I) Các ribosome liên kết có màng riêng bao bọc.
(II) Ribosome liên kết có cấu trúc khác với ribosome tự do.
(III) Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết.
(IV) Ribosome liên kết thường bám vào mặt trong của màng tế bào.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
về câu hỏi!