Câu hỏi:
13/07/2024 1,504Hoạt tính của enzyme chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Giải thích cơ chế tác động của chúng.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Hoạt tính enzyme hay tốc độ của phản ứng được xúc tác bởi một enzyme là lượng sản phẩm được tạo thành sau phản ứng trên một đơn vị thời gian (thường là một phút) trong điều kiện tiêu chuẩn.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme bao gồm:
+ Lượng cơ chất: Lượng cơ chất càng cao (khi lượng enzyme không đổi) thì tốc độ phản ứng tăng mạnh ở giai đoạn đầu nhưng sau đó sẽ không tiếp tục tăng khi các enzyme đã bão hoà về cơ chất (nói cách khác enzyme đã hoạt động hết công suất).
+ Nồng độ enzyme: Khi lượng cơ chất không đổi còn lượng enzyme tăng dần thì tốc độ phản ứng cũng tăng nhanh trong giai đoạn đầu, sau đó thì dần ổn định mà không gia tăng thêm do đã sử dụng tối đa lượng cơ chất.
+ Nhiệt độ: Tốc độ phản ứng sẽ đạt mức cao nhất trong một khoảng nhiệt độ tối ưu. Lí do: Nhiệt độ quá thấp làm tốc độ chuyển động của các phân tử chậm, dẫn đến tốc độ phản ứng xảy ra chậm; còn nhiệt độ cao quá mức tối ưu, enzyme có thể bị biến tính, không còn khả năng liên kết với cơ chất nên tốc độ phản ứng không những giảm mà còn có thể trở về 0.
+ Độ pH: Mỗi enzyme có một pH thích hợp, ngoài khoảng pH này enzyme có thể bị giảm hoạt tính hoặc bất hoạt. Lí do: Ngoài khoảng pH, enzyme có thể bị biến tính, không còn khả năng liên kết với cơ chất nên tốc độ phản ứng không những giảm mà còn có thể trở về 0.
+ Chất điều hòa enzyme: Chất ức chế khi liên kết với enzyme sẽ làm giảm hoặc mất hoạt tính của enzyme. Chất hoạt hóa khi liên kết với enzyme sẽ làm tăng hoạt tính của enzyme.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Enzyme là ai? Nêu cấu trúc, cơ chế hoạt động và vai trò của enzyme trong quá trình chuyển hoá năng lượng.
Câu 2:
Nhận định nào dưới đây về quá trình quang hợp là đúng?
A. Pha sáng xảy ra ở chất nền lục lạp.
B. Pha tối xảy ra ở màng thylakoid.
C. Pha sáng xảy ra ở màng kép của lục lạp.
D. Pha tối xảy ra ở chất nền của lục lạp.
Câu 3:
Những nhận định nào dưới đây về các giai đoạn của hô hấp tế bào là đúng?
A. Đường phân tiêu tốn 2 ATP và tạo ra 6 ATP và 2 NADH.
B. Một phân tử glucose qua hô hấp tế bào tạo ra khoảng 36 ATP đến 38 ATP.
C. Một phân tử glucose qua chu trình Krebs tạo ra 4 ATP.
D. Giai đoạn chuỗi chuyển điện tử tạo ra lượng ATP nhiều nhất.
Câu 4:
Hô hấp tế bào là
A. quá trình tế bào lấy và giải phóng ra C.
B. quá trình phân giải đường glucose thành đường 3 carbon.
C. quá trình phân giải đường thành C và nước với sự tham gia của .
D. quá trình tổng hợp đường từ C.
Câu 5:
Ức chế ngược là một cách điều hòa chuyển hóa vật chất có hiệu quả vì
A. enzyme đầu tiên trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm của chính nó.
B. enzyme cuối trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm của chính nó.
C. enzyme đầu tiên trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa.
D. enzyme cuối cùng trong con đường chuyển hóa bị ức chế bởi sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa.
Câu 6:
Nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 37oC. Hãy giải thích tại sao nhiệt độ hoạt động tối ưu của hầu hết các enzyme ở người lại dao động xung quanh 40oC.
Câu 7:
Đồ thị nào dưới đây thể hiện gần đúng nhất mối quan hệ giữa nồng độ cơ chất (trên trục hoành) và tốc độ phản ứng xúc tác bởi enzyme (trên trục tung)?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
31 câu Trắc nghiệm Sinh Học 10 Bài 11 (có đáp án): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 có đáp án
29 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8 (có đáp án): Tế bào nhân thực
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 9 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 7 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
về câu hỏi!