Câu hỏi:
13/07/2024 783Các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo vào kì giữa có ý nghĩa gì? Nếu các nhiễm sắc thể không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì điều gì sẽ xảy ra khi các nhiễm sắc thể phân li ở kì sau?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Các NST co xoắn cực đại vào kì giữa có ý nghĩa giúp NST dễ dàng xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, đồng thời, NST dễ dàng di chuyển, tránh va chạm dẫn đến đứt gãy NST trong quá trình phân chia NST ở kì sau. Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì các NST sẽ gặp khó khăn trong quá trình phân li NST ở kì sau khiến cho các NST có thể bị va chạm dẫn đến đứt gãy NST hoặc cản trở sự phân li đồng đều của các NST về 2 cực đối diện của tế bào. Điều đó sẽ khiến cho các tế bào con được sinh ra bị đột biến NST, ảnh hưởng đến sự duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào.
- Các nhiễm sắc thể tập trung ở mặt phẳng xích đạo vào kì giữa để chuẩn bị cho sự di chuyển của các nhiễm sắc tử về hai cực tế bào ở kì sau. Sau đó, tại mặt phẳng xích đạo sẽ hình thành vách ngăn (ở tế bào thực vật) hoặc thắt eo (ở tế bào động vật) để phân chia tế bào, nhờ vậy, hai tế bào con được tạo ra có kích thước bằng nhau. Như vậy, vị trí mà các nhiễm sắc thể xếp hàng trước khi phân li về hai cực cũng chính là vị trí sẽ xảy ra việc phân chia tế bào chất tạo ra hai tế bào con. Ngoài ra, các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nhằm giúp tâm động của các NST kép dễ dàng được gắn đồng đều với các vi ống của thoi phân bào ở cả 2 phía. Nếu các nhiễm sắc thể không tập trung vào mặt phẳng ở giữa tế bảo mà lại tập trung lệch về một phía thì khi phân chia tế bào chất sẽ tạo ra một tế bào con có kích thước lớn và một tế bào con có kích thước nhỏ hơn. Điều này có thể thấy ở các tế bào nấm men phân chia bằng hình thức nảy chồi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu nào dưới đây nói về nhân bản vô tính vật nuôi là đúng?
A. Nhân bản vật nuôi là hình thức sinh sản nhân tạo, không xảy ra trong tự nhiên.
B. Con vật được nhân bản giống hệt con vật cho nhân về mọi đặc điểm.
C. Nhân bản vô tính giúp tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gene quý hiếm.
D. Con vật nhân bản thường có tuổi thọ cao hơn so với các con vật sinh sản hữu tính cùng loài.
Câu 2:
Câu nào dưới đây nói về bệnh ung thư là đúng?
A. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con.
B. Những tác nhân đột biến lí, hóa học có thể gây nên bệnh ung thư.
C. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên không thể chữa được.
D. Virus không thể gây bệnh ung thư.
Câu 3:
Phát biểu nào dưới đây về quá trình giảm phân là đúng?
A. Tất cả các sinh vật nhân thực đều có thể phân chia giảm phân.
B. Sự trao đổi chéo xảy ra trong kì đầu của giảm phân II.
C. Mỗi nhiễm sắc thể kép phân li về các cực của tế bào trong kì sau của giảm phân II.
D. Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hàng ở mặt phẳng xích đạo trong kì giữa của giảm phân I.
Câu 4:
Những phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Kết quả của giảm phân luôn tạo ra 4 loại giao tử.
B. Trao đổi chéo là cơ chế tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất trong giảm phân.
C. Loài nào có số lượng nhiễm sắc thể càng lớn thì qua giảm phân càng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
D. Chỉ những cá thể có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội mới có thể phân chia giảm phân.
Câu 5:
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân.
B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính với vi ống ở một phía của tâm động.
C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I.
D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi.
Câu 6:
Sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng trong kì đầu và kì giữa của giảm phân I có ý nghĩa gì?
Câu 7:
Việc sử dụng các tế bào gốc phôi để thay thế các mô bị tổn thương ở người thường gặp trở ngại sinh học nào dưới đây?
A. Tế bào phôi có thể không đến được đúng mô cần thay thế trong cơ thể người thường.
B. Hệ thống miễn dịch của người có phản ứng đào thải các tế bào ghép.
C. Khó có thể nhận đủ lượng tế bào phôi để thay thế mô bị tổn thương.
D. Có thể tế bào gốc phôi không biệt hóa đúng thành tế bào của mô phải thay.
31 câu Trắc nghiệm Sinh Học 10 Bài 11 (có đáp án): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 có đáp án
29 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8 (có đáp án): Tế bào nhân thực
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 9 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 7 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
về câu hỏi!