Câu hỏi:
23/08/2023 801b) Những nguyên tố nào chắc chắn có mặt trong chất A? Nguyên tố nào có thể có trong thành phần chất A? Cần thêm dữ kiện nào để chắc chắn điều này?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
b) Nguyên tố chắc chắn có mặt trong chất A là C và H. Nguyên tố có thể có trong chất A là O.
Để biết chắc chắn có hay không có O trong chất A, cần so sánh lượng oxygen dùng để đốt cháy chất A và lượng oxygen có trong sản phẩm cháy (CO2 và H2O): Nếu tổng khối lượng oxygen có trong sản phẩm cháy lớn hơn khối lượng oxygen dùng đốt cháy chất A cho phép kết luận trong chất A có oxygen; nếu lượng oxygen bằng nhau thì trong chất A không có oxygen.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2 817 cm−1 và 1 731 cm−1. Chất X là chất nào trong các chất dưới đây?
A. CH3C(O)CH2CH3. B. CH2=CHCH2CH2OH.
C. CH3CH2CH2CHO. D. CH3CH=CHCH2OH.
Câu 2:
Những phát biểu nào sau đây là đúng?
(a) Nguyên tố carbon và hydrogen luôn có mặt trong thành phần hợp chất hữu cơ.
(b) Hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử chỉ gồm các nguyên tố carbon và hydrogen là hydrocarbon.
(c) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, các muối carbonate, các hợp chất cyanide, các carbide,…).
(d) Phổ hồng ngoại cho phép xác định cả loại nhóm chức và số lượng nhóm chức đó có trong phân tử hữu cơ.
(e) Phổ hồng ngoại cho phép xác định loại nhóm chức có trong phân tử hữu cơ.
(g) Một hydrocarbon và một hợp chất ion có khối lượng phân tử gần bằng nhau thì hydrocarbon tan trong nước ít hơn và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với hợp chất ion.
Câu 3:
Phổ IR của chất A được cho như Hình 8.2.
A có thể là chất nào trong số các chất sau:
(1) CH3CH2−COOH,
(2) CH3CH2CH2−CHO,
(3) CH3CH2−NH−CH2CH3
(4) CH3COCH2CH3? Giải thích.
Câu 4:
Chất nào dưới đây không là chất hữu cơ?
A. Acetic acid. B. Urea.
C. Ammonium cyannate. D. Ethanol.
Câu 5:
Trường hợp nào dưới đây khoanh đúng nhóm chức carboxylic acid của ethanoic acid?
Câu 6:
Vì sao có thể dựa vào nhóm chức để phân loại các hợp chất hữu cơ?
A. Vì biết được nhóm chức thì biết được thành phần các nguyên tố hoá học có trong phân tử hợp chất hữu cơ.
B. Vì nhóm chức không bị biến đổi khi phân tử hữu cơ tham gia phản ứng.
C. Vì nhóm chức tham gia vào các phản ứng trong cơ thể sống.
D. Vì nhóm chức gây ra các phản ứng hoá học đặc trưng cho phân tử hữu cơ.
Câu 7:
Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có hấp thụ ở vùng 1 750 − 1 600 cm−1?
A. Alcohol. B. Ketone. C. Ester. D. Aldehyde.
về câu hỏi!