Câu hỏi:
23/08/2023 1,254Vì sao phải cô lập và tinh chế các hợp chất hoá học? Kể tên một số phương pháp được dùng tinh chế chất hữu cơ mà em biết. Tìm hiểu và nêu ví dụ minh hoạ về việc áp dụng các phương pháp này để tinh ché chất hoá học trong đời sống.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các hợp chất hoá học có sẵn trong tự nhiên hoặc tạo thành trong các phản ứng hoá học thường không ở dạng tinh khiết mà lẫn với chất khác. Cô lập và tinh chế nhằm có được chất mong muốn ở dạng tinh khiết.
Một số phương pháp dùng tinh chế chất hữu cơ: phương pháp kết tinh, phương pháp chiết, phương pháp chưng cất, phương pháp sắc kí,…
Ví dụ:
- Để có được đường saccharose, người ta lấy nước ép mía đem cô đặc rồi kết tinh để được tinh thể đường.
- Để có được rượu (dung dịch ethanol) từ hỗn hợp lên men của “cơm rượu”, người ta tiến hành chưng cất lấy rượu khỏi phần “bã rượu”.
- Để có được các hoạt chất từ thảo mộc để chữa bệnh, người ta lấy thảo mộc ngâm rượu uống (chiết các hoạt chất tan vào rượu) hoặc đun sôi với nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sử dụng phương pháp kết tinh lại để tinh chế chất rắn. Hợp chất cần kết tinh lại cần có tính chất nào dưới đây để việc kết tinh lại được thuận lợi?
A. Tan trong dung môi phân cực, không tan trong dung môi không phân cực.
B. Tan tốt trong cả dung dịch nóng và lạnh.
C. Ít tan trong cả dung dịch nóng và lạnh.
D. Tan tốt trong dung dịch nóng, ít tan trong dung dịch lạnh.
Câu 2:
A. Nhiệt độ sôi của chất. B. Nhiệt độ nóng chảy của chất.
C. Tính tan của chất trong nước. D. Màu sắc của chất.
Câu 3:
Việc tách các chất ra khỏi nhau bằng phương pháp sắc kí dựa trên đặc tính nào sau đây của chất?
A. Phân tử khối. B. Nhiệt độ sôi.
C. Khả năng hấp phụ và hòa tan. D. Nhiệt độ nóng chảy.
Câu 4:
Một học sinh tiến hành chưng cất để tách CHCl3 (ts = 61oC) ra khỏi CHCl2CHCl2 (ts = 146oC) bằng bộ dụng cụ như ở Hình 9.1. Khi bắt đầu thu nhận CHCl3 vào bình hứng thì nhiệt độ tại vị trí nào trong hình đang là 61oC?
A. Vị trí X. B. Vị trí Y.
C. Vị trí Z. D. Vị trí T.
Câu 5:
Pent-l-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-l-ol với dung dịch H2SO4 đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-l-ol, pent-l-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,8oC, 30,0oC và 186,8oC. Từ hỗn hợp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là
A. pentan-l-ol, pent-l-ene và dipentyl ether.
B. pent-l-ene, pentan-l-ol và dipentyl ether.
C. dipentyl ether, pent-l-ene và pentan-l-ol.
D. pent-l-ene, dipentyl ether và pentan-l-ol.
Câu 6:
Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ.
A. Chiết, chưng cất và kết tinh. B. Chiết và kết tinh.
C. Chưng cất và kết tinh. D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí.
Câu 7:
Hỗn hợp X gồm các alkane: pentane (ts = 36,1oC), heptane (ts = 98,4oC), octane (ts = 125,7oC) và nonane (ts = 150,8oC). Có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp nào sau đây?
A. Kết tinh. B. Chưng cất. C. Sắc kí. D. Chiết.
về câu hỏi!