Câu hỏi:
02/10/2023 661Có nhận định cho rằng "Việc phân loại các nhóm nước sẽ không thay đổi qua thời gian". Nêu quan điểm của em về nhận định đó.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Không đồng tình với quan điểm trên. Vì: việc phân loại các nhóm nước sẽ dựa trên một số tiêu chí, như: Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/ người); Cơ cấu kinh tế; Chỉ số phát triển con người (HDI)…. Các tiêu chí này có thể thay đổi theo thời gian => việc phân loại các nhóm nước sẽ có sự thay đổi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về đặc điểm kinh tế của nước phát triển và nước đang phát triển? Hãy sửa các câu sai.
a) Các nước phát triển thường có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng GDP cao.
b) Hầu hết các nước đang phát triển có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng GDP khá cao.
c) Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP các nước phát triển.
d) Cơ cấu kinh tế các nước đang phát triển chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.
e) Hiện nay, các nước phát triển và một số nước đang phát triển đang chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao
Câu 2:
Lập bảng so sánh sự khác biệt về kinh tế và xã hội của nước phát triển và nước đang phát triển.
Câu 3:
Cho bảng số liệu:
- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Đức và Việt Nam năm 2020.
- Nhận xét về cơ cấu GDP của hai nước.
Câu 4:
Phương diện nào dưới đây không được phản ánh trong HDI?
A. Sức khoẻ.
B. Mức độ đô thị hoá.
C. Học vấn.
D. Thu nhập.
Câu 5:
Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm về kinh tế của nước phát triển?
A. Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm.
B. Ngành dịch vụ có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
C. Tốc độ tăng GDP rất cao.
D. Thường có quy mô GDP lớn.
Câu 6:
Các chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để phân chia các nước thành nước phát triển và nước đang phát triển là
A. GDP bình quân đầu người, HDI và cơ cấu kinh tế.
B. GNI bình quân đầu người, HDI và chất lượng cơ sở hạ tầng.
C. GNI bình quân đầu người, chất lượng cơ sở hạ tầng và tỉ lệ đô thị hoá.
D. GNI bình quân đầu người, HDI và cơ cấu kinh tế.
Câu 7:
Tổ chức nào dưới đây đã dựa vào chỉ tiêu HDI để phân chia các nước thành nước có HDI rất cao, nước có HDI cao, nước có HDI trung bình và nước có HDI thấp?
A. Liên hợp quốc.
B. Ngân hàng Thế giới.
C. Tổ chức Thương mại Thế giới.
D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
về câu hỏi!