Câu hỏi:
13/07/2024 958Theo em, chúng ta cần làm gì để tận dụng cơ hội hoặc giải quyết thách thức của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế (lựa chọn một cơ hội hoặc một thách thức để phân tích).
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo:
- Tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa về kinh tế đã phát triển song hành với các cuộc cách mạng công nghệ trong nhiều thế kỷ và trong những năm tới vẫn luôn là một xu hướng không thể đảo ngược.
+ CMCN 4.0 đã thay đổi toàn cầu hóa và dẫn tới sự ra đời của “Toàn cầu hóa 4.0”, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Những loại công nghệ mới vượt trội này đang giúp thu hẹp khoảng cách, xóa bỏ các rào cản về biên giới và tư tưởng, đồng thời đưa con người trên toàn thế giới đến gần nhau hơn.
+ Tuy nhiên, toàn cầu hóa 4.0 cũng song hành với một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu về khoa học và công nghệ. Cũng trong bối cảnh mới nêu trên, các tập đoàn xuyên quốc gia, các cá nhân có ảnh hưởng khu vực và toàn cầu (các tỷ phú công nghệ; ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, thể thao...) có khả năng chi phối mạnh mẽ hơn đến các vấn đề toàn cầu; thậm chí thách thức quyền lực của các chính phủ.
=> Biện pháp: chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia, doanh nghiệp phải thay đổi, điều chỉnh chính sách để thích ứng và không tụt hậu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết báo cáo về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đối với các nước đang phát triển theo gợi ý cấu trúc trong SGK. Liên hệ với địa phương nơi em sống và học tập.
Câu 2:
Hãy cho biết nhận định nào dưới đây thể hiện cơ hội hoặc thách thức của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đối với các nước đang phát triển.
a) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
b) Bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và giúp các nước tận dụng tốt mọi nguồn lực vì sự phát triển của mình.
c) Khiến tăng trưởng kinh tế không bền vững do quá phụ thuộc vào xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu từ các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
d) Nâng cao trình độ quản lí, khoa học - công nghệ cho các nước đang phát triển
e) Sản xuất kinh doanh bên trong mỗi nước luôn chịu hịu sức ép của các dòng hàng hoá - dịch vụ, công nghệ nhập khẩu và những biến động trong khu vực và toàn cầu.
g) Tạo áp lực thay đổi tư duy và phương thức quản lí, điều hành của chính phủ, thúc đẩy các nước thực hiện cải cách kinh tế.
h) Tạo tiền đề và điều kiện để các quốc gia đi sau thực hiện các bước phát triển rút ngắn.
i) Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu.
k) Sự luân chuyển tự do các dòng vốn trên thị trường thế giới có thể gây ra các bất ổn về tài chính và gia tăng gánh nặng nợ nần.
l) Tạo ra nguy cơ khiến các nước trở thành bãi thải công nghệ và môi trường sinh thái ngày càng xấu đi.
về câu hỏi!