Câu hỏi:
12/07/2024 1,843Quan sát Hình 7 kết hợp khai thác thông tin trong SGK (tr. 16), hãy cho biết: Quyền lực của các tổ chức độc quyền được thể hiện như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Mô tả Hình 7 trong SGK: Trong tranh biếm hoạ, con bạch tuộc là biểu tượng minh hoạ cho Công ti Dầu Tiêu chuẩn (Standard Oil - dòng chữ tiếng Anh ghi trên đầu con bạch tuộc) - một công ti độc quyền có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Trong bức tranh nổi bật lên:
+ Hình ảnh khổng lồ của con bạch tuộc, biểu trưng cho độc quyền dầu mỏ thì rất lớn trong khi đó hình ảnh toà nhà Quốc hội Mỹ (biểu trưng cho quyền lực của chính quyền Mỹ) thì lại rất nhỏ.
+ Hình ảnh những chiếc vòi của con bạch tuộc đang quấn lấy những người dân. Từ đó cho thấy: Các công ti độc quyền có mức độ thao túng và tầm ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với nền kinh tế mà còn cả với đời sống chính trị, xã hội của nước Mỹ nói riêng và các nước tư bản nói chung.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về
A. than đá và điện. B. hương liệu và vàng bạc.
C. nguyên liệu và nhân công. D. hàng hoá xa xỉ.
Câu 2:
Cuộc Duy tân Minh Trị đã
A. đặt nền móng cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nhật Bản.
B. đưa Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng sang châu Âu và châu Phi.
C. đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.
D. giúp Nhật Bản đạt được nhiều tiến bộ về nghiên cứu hải dương.
Câu 3:
Ý nào phản ánh đúng thời gian chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới?
A. Nửa sau thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
C. Nửa sau thế kỉ XX. D. Nửa sau thế kỉ XXI.
Câu 4:
Ý nào đúng khi nói về các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại?
A. Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ nước Anh, cách mạng công nghiệp lan rộng ra các nước khác ở châu Âu.
B. Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ Hà Lan, cách mạng công nghiệp lan rộng ra châu Âu và thế giới.
C. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ nước Anh, cách mạng công nghiệp lan rộng ra châu Âu và thế giới.
D. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ Hà Lan, cách mạng công nghiệp lan rộng ra châu Âu và Bắc Mỹ.
Câu 5:
Ý nào phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước Anh, Pháp, Mỹ những năm đầu thế kỉ XX?
A. Chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng chiếm gần một nửa tổng số sản phẩm làm ra.
B. Chiếm khoảng 50% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng chiếm 3/4 tổng số sản phẩm làm ra.
C. Chiếm 3/4 tổng số máy hơi nước và động cơ điện nhưng chiếm gần một nửa tổng số sản phẩm làm ra của châu Âu và Bắc Mỹ.
D. Chiếm khoảng 50% tổng số xí nghiệp toàn châu Âu và Bắc Mỹ nhưng chiếm 3/4 tổng số sản phẩm làm ra.
Câu 6:
Ý nào không phản ánh hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp?
A. Tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.
B. Nâng cao năng suất lao động.
C. Khẳng định sự thắng lợi của chế độ phong kiến.
D. Thúc đẩy quá trình tìm kiếm thị trường, xâm lược thuộc địa.
Câu 7:
Ý nào không đúng khi nói về kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?
A. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Giúp Trung Quốc tránh được nguy cơ bị xâm lược từ các cường quốc thực dân phương Tây.
C. Đã không thực sự thủ tiêu giai cấp phong kiến.
D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
về câu hỏi!