Câu hỏi:
13/07/2024 2,459Lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?
- Chắc anh đóng ở gần đây?
- Chả gần lắm, tận xóm Đượm.
- Bao xa anh?
- Giang không phải người đây à?
- Vâng, em mới Hà Nội lên
- Giang đáp, và chợt cô rủ tôi:
- Nhà em đang trọ ở ngay kia, anh vào nghỉ một lát.
Tôi do dự:
- Chín giờ, đơn vị điểm danh rồi... mà còn non chục cây.
- Còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh.
(Bảo Ninh - Giang)
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói |
Đoạn trích |
Đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói |
- Có thể hình dung về ngữ điệu trong lời thoại của các nhân vật khi thực hiện đoạn đối thoại ở dạng nói. - Các lời thoại đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói. |
Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy |
Sử dụng khẩu ngữ (chả, non), trợ từ (à, mà), thán từ (vâng)... |
Thường sử dụng câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp |
Sử dụng câu tỉnh lược, ví dụ: Chả gần lắm, tận xóm Đượm |
Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,... |
Có mô tả về trạng thái tâm lí của nhân vật (có thể thể hiện qua ngôn ngữ, nét mặt, ánh mắt,...): do dự. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm có đặc điểm gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Ngôn ngữ |
Truyện thơ dân gian |
Truyện thơ Nôm |
|
|
|
|
|
|
Câu 2:
Đọc văn bản Tống Trân Cúc Hoa (Truyện thơ Nôm khuyết danh) và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
TỐNG TRÂN CÚC HOA
(Trích)
1731.
Trạng nguyên ngẫm nghĩ giờ lâu,
Còn chước này nữ xem hầu ai hơn.
Hai người phải thử nấu cơm,
Xem ai chín trước thì hơn tài này.
Mỗi người một vác mía dày,
Lính gạo lính nước cùng tày đem ra.
Công chúa mình vốn cung nga,
Cơm bưng tận mặt chuyên trà tận tay.
Biết đâu trong bếp ngoài ngòi,
Nấu cơm chẳng được kém tươi nét vàng.
1741.
Cúc Hoa nấu chẳng được cơm,
Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa.
Trạng nguyên nhân lúc đi qua,
Bày mưu bày chước dạy qua lời này:
Vừa ăn vừa nấu mới hay,
Thưở xưa nuôi mẹ nuôi thầy làm sao?
Cúc Hoa học được chước cao,
Bấy giờ mới lấy mía vào ngồi ăn.
Ăn rồi đun nấu dần dần,
Cúc Hoa nấu đoạn mới bưng cơm vào.
1751.
Trạng nguyên cười nói tiêu hao,
Nào cơm công chúa khi nào bưng lên?
Công chúa ren rén thưa liền,
Tôi đâu có dám tranh quyền chính thê.
Cho nên chẳng nấu làm chi,
Xin chàng trao vị chính thê cho nàng!
Từ rày hiếu phụng gia đường,
Ứng điềm thái mộng, ứng tường bạch vân
Một nhà hòe quế đầy sân,
Lâu đài phúc lộc thiên xuân thọ tường.
1761.
Trai thì đèn sách văn chương,
Gái thì kim chỉ theo đường cung nga.
Vườn xuân cây phúc nở hoa,
Bút nghiên lại nối khôi khoa bảng rồng.
Đền thời hưởng phúc nhà chung,
Mối duyên cũng vẹn chữ đồng cũng yên.
(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 10, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 192 - 193)
Tóm tắt nội dung của văn bản. Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
14 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu chi tiết Chí Phèo Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!