Câu hỏi:
11/07/2024 1,149Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
Văn bản trích Cảnh IV và Cảnh V chủ yếu cho thấy nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại của tác giả.
- Những lời thoại của Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô cho thấy tình bạn chân thành, trung hậu của họ và cũng giúp độc giả hình dung được hành vi, cử chỉ của Hãm-lét sau khi gặp hồn ma.
- Những lời thoại của Hãm lét phô bày hành động bên trong và hành động bên ngoài tuy có những khác biệt tuỳ thuộc vào thời điểm diễn biến của xung đột kịch, nhưng cơ bản thống nhất, cho thấy tính cách cao quý của chàng: trân quý tình bạn, để cao chính nghĩa; can đảm, khát khao theo đuổi chân lí,...
- Những lời thoại của hồn ma với Hăm-lét, Mác-xen-lút và Hô-ra-ti-ô cho thấy một thông điệp mạnh mẽ: Đã đến lúc và bằng mọi cách, nỗi đau thương, oan khốc cần phải lên tiếng kêu ấy thật khắc khoải và thống thiết.
Trong cuộc trò chuyện với hồn ma, có lúc Hăm-lét vừa như đáp lời cha, vừa như tự tách ra trò chuyện với chính mình. Trường hợp này có thể xem là “độc thoại hoá đối thoại” nhằm thể hiện hành động bên trong của nhân vật. Hoàng tử Đan Mạch khi biết sự thật ghê gớm bị bưng bít, đã thể hiện sự căm uất, ghê tởm, tự dặn lòng phải khắc ghi vào tâm khảm; tự thôi thúc mình phải can đảm tranh đấu đến cùng để trả thù và thực thi công lí. Điều này cho thấy tính hiện đại trong cách xây dựng ngôn ngữ nhân vật của tác giả. Tiêu biểu là đoạn thoại sau:
“ - Ôi! Hỡi chư vị thánh thần trên đời! Hỡi đất! Còn gì nữa! Tôi còn phải kêu gào địa ngục nữa chăng? Chao ôi! Lòng ta ơi, hãy cố nén lại, gân cốt ta ơi, đừng có yếu chùng đi trong giây phút, hãy cứng rắn lên mà giúp cho ta đứng vững. Nhớ đến cha ư? Ôi, hỡi hồn thiêng đáng thương, khi trí nhớ còn có một địa vị trên cõi thế điên cuồng này; nhớ đến cha ư? Vâng, từ nay con sẽ xin xoá bỏ khỏi trí nhớ của con mọi kí ức tạp nham, mọi châm ngôn sách vở, mọi hình thái, mọi ấn tượng dĩ vãng mà tuổi thơ và trí quan sát của con đã ghi chép tận tường; chỉ còn lời dặn dò của cha, con xin khắc sâu vào cuốn sách của khối óc con, không để cho lẫn lộn với những việc tầm thường vô nghĩa khác. Thế đấy. Trời hỡi! Người đàn bà thâm độc đến thế là cùng! Ôi! Thằng đểu cáng, thằng đểu cáng tươi cười, thẳng đểu cáng trời tru đất diệt! Bản cáo của ta đâu cho ta ghi vào mấy dòng này: một thằng đểu có thể tươi cười, tươi cười thơn thớt, nhưng cũng vẫn cứ là thẳng đểu. Ít nhất, đó cũng là điều chắc chắn đã xảy ra trên đất nước Đan Mạch này. (Hăm lét viết) Ông chú ơi, thế là tên ông đã được ghi rồi Giờ thì đến câu khẩu niệm: “Vĩnh biệt, vĩnh biệt con, hãy nhớ đến cha!”. Ta đã thể rồi đấy.”
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Loại yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của hành động bên ngoài trong văn bản kịch nói chung, văn bản bi kịch nói riêng?
a. Lời nói của nhân vật.
b. Sự chuyển biến nội tâm của nhân vật.
c. Cách cư xử của nhân vật.
d. Hoạt động của nhân vật.
Câu 3:
Dạng xung đột nào sau đây không phải là xung đột trong văn bản bi kịch?
a. Xung đột giữa cái thấp kém với cái thấp kém.
b. Xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả.
c. Xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém.
d. Xung đột giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt.
Câu 4:
Đọc phần văn bản trong SBT Ngữ văn 11 tr.75-82 và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tóm tắt nội dung câu chuyện trong văn bản. Cho biết cuộc trò chuyện với hồn ma đã đặt Hăm-lét vào một tình thế như thế nào và vì sao Hămlet buộc phải yêu cầu hai người bạn thân là Mác-xen-lút và Hộ-ra-ti-ô thề giữ kín về sự xuất hiện của hồn ma.
Câu 5:
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:
a. Quá trình trưởng thành của nhân vật chính liên quan đến sự trưởng thành của tất cả các nhân vật khác trong phim, và đặc biệt không một trường đoạn nào mà không liên quan đến nước. Với triết lí nhân bản của nó, nước trở thành hình tượng xuyên suốt “Mùa len trâu”, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, thật độc đáo của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.
(Theo Nguyễn Thị Minh Thái, Ám ảnh nước trong “Mùa len trâu”)
b. Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: nghệ sĩ và nhân dân. Nghệ sĩ, mượn tay vương quyền khẳng định thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Nhân dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hi sinh từ phía nghệ sĩ, nổi dậy tiêu diệt nghệ sĩ và công trình kì quan của y.
(Theo Phạm Vĩnh Cư, Bản thêm về bi kịch "Vũ Như Tôn”)
Câu 6:
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
14 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu chi tiết Chí Phèo Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!