Câu hỏi:

12/07/2024 396

Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Trước khi trao kỉ vật: Kiều một mình đắm chìm trong trạng thái bối rối, thao thức, dằn vặt cao độ: Nỗi riêng riêng những bàn hoàn/ Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn. Khi cơ hội đến từ lời “hỏi han” ân cần của Thuý Vân, Thuý Kiều hiểu rõ cái khó của việc "trao duyên": Hở môi ra cũng thẹn thùng/ Để lòng thì phụ tấm lòng với ai. Và sau đó là lời cy nhờ tha thiết: Keo loan chắp mối to thừa mặc em, ...

- Khi trao kỉ vật:

+ Ban đầu Kiu thể hiện sự trân quý khi nói và trao cho em từng kỉ vật: “chiếc vành" (vòng xuyến Kim Trọng tặng Kiểu), “bức tờ mây" (bức chữ thể nguyễn, giao ước kết đôi giữa hai người), “phím đàn” (phím đàn mà Kiều từng gảy cho Kim Trọng nghe), “mảnh hương nguyn" (mảnh hương trầm đốt trong đêm thể nguyền còn sót lại), ...

+ Nhưng từ ngữ và cách nói của Thuý Kiu cho thấy trong thâm tâm nàng không khỏi lưu luyến, tiếc nuối. Các từ ngữ nói về kỉ vật như: "của chung" (Duyên này thì giữ vật này của chung), "ngày xưa" (Phím đàn với manh hương nguyn ngày xưa); trong lời nói với Thuý Vân, nàng hình dung mai sau mình trở về như một hồn ma trong gió và cầu xin một niềm cảm thương, một ân huệ khiêm nhường nhất: Dạ đài cách mặt khuất lời/ Rảy xin chén nước cho người thác oan.

- Sau khi trao kỉ vật:

+ Càng nghĩ nhiều đến “phận bạc” của mình, Kiểu càng trân trọng, nhớ thương Kim Trọng và càng mặc cảm, xót xa; ân tình giữa hai người khó lòng tính đếm (Kể làm sao xiết muồn vàn ái ân) và khi phải chia li thì bái biệt bằng “trăm nghìn ... lạy", ...

+ Cuối cuộc trao duyên, Thuý Kiểu lâm vào trạng thái tột cùng đau khổ, dần vặt, lời Kiều trở nên ai oán (Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng), nức nở khác thường (Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!). Thuý Kiểu ngất đi, sau khi đã dành hết sự tỉnh táo, sáng suốt cuối cùng để hoàn thành cái việc khó nhất là thuyết phục Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng và trao kỉ vật cho em.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó?

Xem đáp án » 12/07/2024 4,727

Câu 2:

Xác định chủ đề của văn bản và cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Xem đáp án » 13/07/2024 3,713

Câu 3:

Dựa vào sơ đồ sau đây, hãy xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong bài viết Tính chất phi thường trong con người bình thường Thuý Kiều (ngữ liệu đọc tham khảo 2, Bài 7. Những điều trông thấy, Ngữ văn 11, tập hai, tr.54 - 56) hoặc bài Bức tranh “Đám cưới chuột” và bài học về sự hòa nhập, gắn bó (Ngữ liệu đọc tham khảo 1, Bài 7. Những điều trông thấy, Ngữ văn 11, tập hai, tr. 52 - 53):

Dựa vào sơ đồ sau đây, hãy xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong bài viết Tính chất phi thường trong con người bình thường Thuý Kiều (ngữ liệu đọc tham khảo 2, Bài 7. Những điều trông thấy, Ngữ văn 11, tập hai, tr.54 - 56) hoặc bài Bức tranh “Đám cưới chuột” (ảnh 1)

Xem đáp án » 12/07/2024 2,800

Câu 4:

Chỉ ra biện pháp tu từ đối và nêu tác dụng của biện pháp đó trong các trường hợp dưới đây:

a. Một tay gây đựng cơ đồ,

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,

Vào luồn ra cái công hầu mà chi?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

c. Chọc trời khuấy nước mặc đầu,

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Xem đáp án » 13/07/2024 2,725

Câu 5:

Phát biểu cảm nhận của bạn về hai câu thơ:

Chọc trời khuấy nước mặc đầu,

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Xem đáp án » 13/07/2024 2,262

Câu 6:

Nêu tác dụng của một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, từ ngữ hình ảnh, các biện pháp tu từ,...) trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

Xem đáp án » 12/07/2024 1,802

Câu 7:

Chỉ ra biện pháp tu từ đối và cho biết cách sử dụng biện pháp tu từ này trong các trường hợp dưới đây có gì giống và khác nhau:

a. Gặp phải lúc đi đường lỡ bước

Cầu Nại Hà kẻ trước người sau

Mỗi người một nghiệp khác nhau

Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

b. Sống đã chịu một đời phiền não

Thác lại nhờ hợp cháo lá đa,

Đau đớn thay phận đàn bà,

Kiếp sinh ra thể biết là tại đâu?

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

c. Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,

Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,

Lôi thôi bồng trẻ dắt già,

Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

Xem đáp án » 18/10/2023 1,787

Bình luận


Bình luận