Câu hỏi:
12/07/2024 1,465Đốt ngọn nến, sau đó để hai bàn tay cách ngọn nến cùng khoảng cách như nhau nhưng một bàn tay để ở phía trên ngọn nến, bàn tay kia để ở ngang ngọn nến (hình 25.3). Năng lượng nhiệt từ ngọn nến truyền đến hai bàn tay bằng những cách nào? Bàn tay ở vị trí nào sẽ thấy nóng hơn? Vì sao?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Năng lượng nhiệt từ ngọn nến truyền đến hai bàn tay bằng hình thức dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
Ở hai vị trí này, do cách xa ngọn nến như nhau và giữa hai bàn tay và ngọn nến đều là không khí nên lượng nhiệt mà hai bàn tay nhận được do dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt qua không khí từ ngọn nến là không lớn và gần như bằng nhau. Nhưng bàn tay đặt trên ngọn nến sẽ thấy nóng hơn vì do đối lưu, luồng khí nóng từ ngọn nến đang cháy sẽ di chuyển lên trên và truyền một lượng nhiệt lớn cho tay ở phía trên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định cách truyền nhiệt tương ứng với các hiện tượng sau.
(1) Đánh cảm bằng khăn bọc muối và gừng được làm nóng vào trán, thái dương.
(2) Sưởi ấm người dưới ánh đèn halogen trong phòng tăm vào mùa rét.
(3) Khói hương bay lên trên.
(4) Gà mẹ ấp trứng.
(5) Trời rét, ngồi sưởi ấm bên bếp than hồng.
(6) Khói bốc lên cao từ đám cháy.
(7) Là phẳng quần áo bằng bàn là điện.
Câu 2:
Vì sao khi nhảy xuống nước trong bể bơi có nhiệt độ bằng nhiệt độ không khí là 200C, ta cảm thấy lạnh, mặc dù khi đứng trên bờ hoàn toàn không cảm thấy lạnh. Nếu nhiệt độ không khí và nước trong bể bơi bằng nhiệt độ cơ thể thì khi nhảy xuống nước trong bể có còn cảm thấy lạnh không?
Câu 3:
Những hiện tượng sau đây liên quan đến hình thức truyền nhiệt nào?
(1) Nhiệt lượng được truyền từ vật có nhiệt độ cao đến vật có nhiệt độ thấp.
(2) Truyền nhiệt giữa hai vật có nhiệt độ khác nhau mà giữa chúng là khoảng chân không.
(3) Chuyển động thành dòng của luồng chất lỏng hay chất khí có nhiệt độ khác nhau thế chỗ cho nhau.
Câu 5:
Quấn chặt một dải giấy mỏng quanh một thanh sắt. Dùng nến đốt giấy, vừa đốt vừa xoay thanh sắt liên tục nhưng thấy giấy không bị cháy ngay. Vì sao?
Câu 6:
Đặt đồng thời hai viên nước đá như nhau, một viên vào đĩa làm bằng nhôm, một viên vào đĩa làm bằng giấy ép. Viên nước đá ở đĩa nào sẽ tan chảy nhanh hơn? Vì sao?
Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 KNTT có đáp án
Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức (Song song) có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức (Nối Tiếp) có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 KHTN 8 Cánh Diều có đáp án - Đề 01
15 câu Trắc nghiệm Phản ứng hoá học Kết nối tri thức có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Tính theo phương trình hoá học Kết nối tri thức có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Mol và tỉ khối chất khí Kết nối tri thức có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Áp suất trên một bề mặt Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!