Câu hỏi:

13/07/2024 467

Quan sát hình và đọc các đoạn thông tin dưới đây, hãy thực hiện các yêu cầu.

Quan sát hình và đọc các đoạn thông tin dưới đây, hãy thực hiện các yêu cầu. 1. Viết một đoạn văn ngắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 2. Nêu một số biện pháp em có thể thực hiện được để góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. (ảnh 1)

Năm 1988, Bưu chính Việt Nam đã phát hình bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa” do hoạ sĩ Trần Lương thiết kế với hình ảnh “Đội Hoàng Sa” thời Nguyễn canh giữ biển đảo nơi đây.

 

Bản đồ lớn bên trái do H.V. Lang-rân về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với tên tên I.de Pracel (1959); bản đồ nhỏ là “Đại Nam nhất thống toàn đồ” vẽ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa với tên “Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa ”

Tem “Tàu cảnh sát biển Việt Nam” được thiết kế tràn lề bởi họa sĩ Nguyễn Du thể hiện quá trình trưởng thành của lực lượng Cảnh sát biển từ lớp tàu phóng lôi chuyển đổi do nước ngoài cung cấp đến các thế hệ tàu hiện đại do Việt Nam tự đóng.

 

Bộ tem “Việt Nam thống nhất” do Đỗ Việt Tuấn, Nguyễn Văn Hiệp thiết kế (1976), khắc hoạ bản đồ Việt Nam thống nhất có hình ảnh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên nền trống đồng Đông Sơn.

 

Quan sát hình và đọc các đoạn thông tin dưới đây, hãy thực hiện các yêu cầu. 1. Viết một đoạn văn ngắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 2. Nêu một số biện pháp em có thể thực hiện được để góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. (ảnh 2)

1. Viết một đoạn văn ngắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

2. Nêu một số biện pháp em có thể thực hiện được để góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.

 

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Yêu cầu 1:

(*) Tham khảo:

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền.

Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo. Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân Việt Nam đã triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”.

Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước.

Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định. Ở trong nước, sự phối hợp, thống nhất nhận thức và hành động về chủ quyền biển, đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề biển, đảo hòng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Trong điều kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng Việt Nam chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ vùng biển rộng lớn. Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn những bất cập nhất định...

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Song, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam luôn chung sức, đồng lòng, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển đất nước.

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!

♦ Yêu cầu 2: Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:

+ Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước.

+ Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc;

+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”… 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là

Xem đáp án » 24/10/2023 4,906

Câu 2:

Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía

Xem đáp án » 24/10/2023 3,312

Câu 3:

Việt Nam có thể khai thác để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác dầu khí, hàng hải, du lịch,... trên cơ sở

Xem đáp án » 24/10/2023 2,732

Câu 4:

Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất, đem lại lợi ích kinh tế to lớn ở thềm lục địa Việt Nam là

Xem đáp án » 24/10/2023 1,570

Câu 5:

Em hãy giải chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.

1. (6 chữ cái): Vịnh biển được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

2. (8 chữ cái): Tỉnh nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có điểm cực Đông trên đất liền của nước ta.

3. (3 chữ cái): Địa phương có bộ Cửu đỉnh được đúc trong hai năm (1835 - 1837) dưới thời vua Minh Mạng, khắc 3 vùng biển của Việt Nam.

4. (6 chữ cái): Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam với nhiều bể trầm tích.

5. (11 chữ cái): Vịnh và đảo nào kết hợp tạo thành 1 trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam.

6. (8 chữ cái): Tính chất của quần đảo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

7. (11 chữ cái): Lễ hội biển nổi tiếng diễn ra hằng năm của cư dân vùng biển miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Quảng Bình đến Cà Mau.

8. (13 chữ cái): Vai trò của hệ thống đảo, quần đảo có vị trí quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Em hãy giải chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.  1. (6 chữ cái): Vịnh biển được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.  2. (8 chữ cái): Tỉnh nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có điểm cực Đông trên đất liền của nước ta.  3. (3 chữ cái): Địa phương có bộ Cửu đỉnh được đúc trong hai năm (1835 - 1837) dưới thời vua Minh Mạng, khắc 3 vùng biển của Việt Nam. (ảnh 1)

Ô chữ chủ (15 chữ cái): Một trong những nghi lễ truyền thống của làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn, được đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là…………………………..

Xem đáp án » 13/07/2024 1,050

Câu 6:

Việt Nam được xem là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới vì

Xem đáp án » 24/10/2023 855

Câu 7:

Chọn các từ hoặc cụm từ cho sẵn dưới đây, điền vào chỗ trống (...) trong đoạn thông tin cho phù hợp.

bình an

chủ quyền lãnh thổ

văn hoá

Hoàng Sa    

nhân văn

người sống

         

Người dân Lý Sơn đến nay vẫn lưu truyền câu ca:

“Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai/ ba khao lề thế lính Hoàng Sa".

Từ thực tiễn mất mát hi sinh trong quá trình bảo vệ biển đảo đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính ........................ của người dân Lý Sơn - cúng thế cho ……………….. để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán. Có thể khẳng định nguồn gốc sâu xa của “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” ngày nay là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn để cầu ………………..cho người lính Hoàng Sa trước khi đội lên đường làm nhiệm vụ.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ ……………..., của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Nghi lễ này gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội……………….. , với lịch sử chủ quyền lãnh thổ trên vùng Biển Đông của Việt Nam, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị …………………..và cố kết cộng đồng. Tháng 4 - 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã kí quyết định đưa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Xem đáp án » 12/07/2024 770

Bình luận


Bình luận
tailieugiaovien.com.vn

ĐỀ THI LIÊN QUAN

Xem thêm »
tuyen-dung-giao-vien-1900