Câu hỏi:
11/07/2024 1,335Giải thích vì sao liên kết ba C≡C của một phân tử alkyne tuy giàu mật độ electron hơn so với liên kết đôi C=C của một phân tử alkene tương ứng nhưng khả năng phản ứng cộng (X2, HX, H2O) vào alkyne lại kém hơn vào alkene tương ứng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tuy liên kết ba C≡C của một alkyne giàu mật độ electron hơn so với liên kết đôi C=C của một alkene tương ứng nhưng khả năng phản ứng cộng (X2, HX, H2O) vào alkyne lại kém hơn vào alkene tương ứng. Điều này có thể giải thích là do nguyên tử carbon trong liên kết C≡C ở trạng thái lai hoá sp, có độ âm điện lớn hơn các nguyên tử carbon trong liên kết C=C ở trạng thái lai hoá sp2, làm cho các electron π trong C≡C bị giữ chặt hơn so với các electron π trong C=C, dẫn đến khả năng phản ứng cộng (X2, HX, H2O) của alkyne kém hơn alkene tương ứng.
Ví dụ ethylene nhanh chóng làm mất màu nước bromine, acetylene làm mất màu nước bromine chậm hơn. Tốc độ mất màu nước bromine của ethylene gấp 5 lần so với acetylene.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho các alkene sau:
1. CH2=CH-CH2-CH3 2. (CH3)2C=C(CH3)2
3. CH3-CH2-CH=CH-CH3 4. CH3-CH2-CH=CH-CH2-CH3
Số alkene có đồng phân hình học là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 2:
Biểu đồ dưới đây thể hiện mối tương quan giữa nhiệt độ sôi và số nguyên tử carbon trong phân tử alkene.
Nhiệt độ sôi của một số alkene
Có bao nhiêu alkene trong biểu đồ ở thể khí trong điều kiện thường (25oC)
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 3:
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nêu rõ sản phẩm chính, phụ nếu có).
a) →
b) CH=C-CH3+ Br2
c) CH3-CH2-CH = CH2 + HBr →
d) CH3-C≡C-CH3 +HCl
e) CH3-CH2-C≡C-CH2-CH3 + H2O
g) CH2=CCl-CH3 + HCl →
Câu 4:
So sánh nhiệt độ sôi của các đồng phân cis, trans của cùng một phân tử alkene. Giải thích và cho ví dụ minh hoạ.
Câu 5:
Viết công thức khung phân tử của:
a) propene.
b) pent-1-ene.
c) 3-methylpent-1-yne.
d) cis-pent-2-ene.
e) trans-pent-2-ene
Câu 6:
Khi tiến hành cho phân tử alkene cộng nước cần xúc tác là acid, sản phẩm thu được là alcohol. Nhiệt độ cần thiết cho phản ứng phụ thuộc vào bậc của alcohol tạo thành. Alcohol bậc III chỉ cần nhiệt độ dưới 25 °C, alcohol bậc II cần nhiệt độ dưới 100 °C và alcohol bậc I cần nhiệt độ dưới 170 °C. Viết các phương trình phản ứng sau (chỉ viết sản phẩm chính):
a) CH2=CH2 + H2O
b) CH3-CH2-CH = CH2 + H2O
c) CH3-CH=C(CH3)-CH3 + H2O
Câu 7:
Khi cho ethylene phản ứng với nước bromine, bên cạnh sản phẩm 1,2-dibromoethane, người ta còn thu được sản phẩm 2-bromoethanol có công thức như sau: HO-CH2-CH2-Br
Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
về câu hỏi!