Câu hỏi:
13/07/2024 1,728Áp suất thể hiện bởi hơi xuất hiện trên bề mặt chất lỏng (hoặc rắn) gọi là áp suất hơi. Một chất lỏng (hoặc rắn) có áp suất hơi cao ở nhiệt độ bình thường được gọi là chất dễ bay hơi. Khi nhiệt độ của chất lỏng (hoặc rắn) tăng, động năng của các phân tử cũng tăng lên làm cho số phân tử chuyển thành thể hơi tăng theo, do đó áp suất hơi tăng.
Đồ thị dưới đây biểu diễn áp suất hơi của 3 chất lỏng khác nhau là benzene (C6H6), tetrahydrofuran (C4H8O) và acetone (C3H6O) theo nhiệt độ.
Sử dụng đồ thị trên để trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Trong cùng một nhiệt độ, chất nào dễ bay hơi nhất trong số 3 chất lỏng nêu trên?
b) Chỉ dựa vào đồ thị, ở điều kiện áp suất bình thường (1 atm hay 760 torr, khoảng 1,013 bar), mỗi chất lỏng trên có nhiệt độ sôi là bao nhiêu?
c) Nếu đặt một cốc chứa benzene lỏng vào trong một bình kín chứa hơi benzene ở 73 °C và 600 torr (khoảng 0,799 bar). Sau 10 phút, thể tích chất lỏng trong cốc có thay đổi không? Giải thích?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Trên đồ thị, ta thấy ở cùng nhiệt độ như nhau, áp suất hơi của acetone lớn nhất, tiếp đến là tetrahydrofuran và cuối cùng là benzene. Do đó ở cùng nhiệt độ như nhau, acetone là chất dễ bay hơi nhất.
b) Căn cứ vào đồ thị đã cho, ở điều kiện áp suất 1 atm hay 760 torr, các chất acetone, tetrahydrofuran và benzene lần lượt có nhiệt độ sôi tương ứng là 56 °C, 65 °C và 80,1 °C.
c) Nếu đặt một cốc chứa benzene lỏng vào trong một bình kín chứa hơi benzene ở 73 °C và 600 torr. Sau 10 phút, thể tích chất lỏng trong cốc vẫn không thay đổi. Đó là do trong điều kiện nhiệt độ và áp suất đã nêu, áp suất hơi của benzene trong cốc và áp suất hơi trong bình kín bằng nhau nên không xảy ra sự chuyển pha của benzene.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dùng công thức cấu tạo, hãy viết phương trình hoá học ở các phản ứng sau:
a) styrene + Br2 (trong CCl4) →
b) ethylbenzene + Cl2
c) ethylbenzene + HNO3 (đặc)
d) cumene + H2
e) ethylbenzene + KMnO4 + H2SO4
g) tert-butylbenzene + KMnO4 + H2SO4
Câu 2:
Công thức phân tử nào dưới đây không thể là của một arene?
A. C7H8. B. C1oH8. C. C11H18. D. c8h8.
Câu 3:
Các arene thường có chỉ số octane cao nên được pha trộn vào xăng để nâng cao khả năng chống kích nổ của xăng, như toluene và xylene thường chiếm tới 25% xăng theo thể tích. Tỉ lệ này với benzene được EPA(The U.S. Environmental Protection Agency - Cơ Quan Bảo vệ môi trường Hoa Kì) quy định phải giới hạn ở mức không quá 1 % vì chúng là chất có khả năng gây ung thư.
Giả sử xăng có khối lượng riêng là 0,88 g/cm3 thì trong 88 tấn xăng có pha trộn không quá bao nhiêu m3 benzene?
A. 1. B. 100. C. 0,01. D. 10.
Câu 4:
Cho hợp chất sau:
Tên gọi của hợp chất theo danh pháp thay thế là
A. 1-bromo-3-methyl-4-nitrobenzene.
B. 4-bromo-2-methyl-1-nitrobenzene.
C. 1-methyl-2-nitro-4-bromobenzene.
D. 4-bromo-1-nitro-2-methylbenzene.
Câu 5:
a) Tính khối lượng cumene tối đa phát thải từ 1 000 000 xe ô tô chạy động cơ xăng (cỏ bộ chuyển đổi xúc tác) trong 1 năm. Giả sử bình quân một tháng, mỗi xe ô tô chạy 3 000 km.
b) Một cửa hàng có 10 máy photocopy. Bình quân mỗi máy sử dụng liên tục 12 giờ/ngày. Trong một tháng (30 ngày), khối lượng cumene tối đa phát thải từ 1 000 cửa hàng có quy mô trên là bao nhiêu?
Câu 6:
Câu 7:
Công thức phân tử của anthracene là
A. C16H18. B. C14H8. C. C14H12. D. C14H10.
30 câuTrắc nghiệm Hóa 11 CD Bài 9. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo cấu trúc mới có đáp án (Đề 1)
100 câu trắc nghiệm Hidrocacbon không no cơ bản (P1)
Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa 11 CTST có đáp án (Đề 1)
Bài tập về Đồng đẳng, Đồng phân hóa học cực hay có lời giải (P3)
15 câu Trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ có đáp án
240 Câu hỏi trắc nghiệm Hóa hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải (P2)
về câu hỏi!