Câu hỏi:

01/11/2023 134

Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu. 

Trường hợp 1. Sắp đến Tết, nhận thấy giá hàng hoá và dịch vụ tăng dẫn, những tuần qua, anh D đã hối thúc vợ mua sớm các loại thực phẩm khô đã hộp, nếp, đậu, bánh kẹo, rượu vang, nước ngọt,…

Hãy xác định nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát trên và nhận xét cách thức ứng xử của anh D trước biến động giá cả. 

Trường hợp 2. Tình hình kinh tế của nước M đang gặp khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh qua từng tháng, các doanh nghiệp càng sản xuất càng bị lỗ và vốn lưu động đang bị thâm hụt dần, hàng loạt doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất. Nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái. 

Hãy cho biết chính sách kinh tế mà Nhà nước M sẽ sử dụng để kiểm soát và kiềm chế tình hình lạm phát trên 

Trường hợp 3. Để giữ ổn định tỉ giá USD với đồng nội tệ, hằng năm, Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ chào mua hàng triệu USD từ các ngân hàng thương mại và dự tính bơm ra cho các ngân hàng thương mại mức cung lượng tiền trong lưu thông hàng nghìn tỉ đồng nội tệ. 

Hãy làm rõ giới hạn Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ khống chế để mức cung lượng tiền trong lưu thông không dẫn đến lạm phát.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trường hợp 1: Nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát là tăng giá hàng hoá và dịch vụ. Anh D đã ứng xử đúng khi hối thúc vợ mua sớm các loại thực phẩm và hàng tiêu dùng trước Tết. Điều này giúp anh D và gia đình tiết kiệm được chi phí khi giá cả tăng cao sau Tết.

Trường hợp 2: Chính sách kinh tế mà Nhà nước M có thể sử dụng để kiểm soát và kiềm chế tình hình lạm phát bao gồm:

- Tăng thuế và giảm chi tiêu công: Nhà nước có thể tăng thuế để kiểm soát lạm phát và giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.

- Tăng lãi suất: Tăng lãi suất có thể giúp kiểm soát việc vay mượn và tiêu dùng, giảm lạm phát.

- Quản lý nguồn cung cấp: Kiểm soát nguồn cung cấp hàng hoá và dịch vụ để đảm bảo không tạo ra áp lực tăng giá cả không cần thiết.

- Thúc đẩy sự tiết kiệm và đầu tư: Khuyến khích các chương trình tiết kiệm và đầu tư để tăng cung cấp và giảm áp lực lạm phát.

Trường hợp 3: Để đảm bảo không dẫn đến lạm phát, Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ đặt một giới hạn cụ thể về mức cung lượng tiền trong lưu thông. Giới hạn này phải được thiết lập dựa trên các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, tình hình tiêu dùng, và cân nhắc rủi ro về lạm phát. Ngân hàng Nhà nước cần đảm bảo rằng việc bơm ra và thu hồi tiền tệ được thực hiện một cách cân nhắc để duy trì ổn định tỉ giá và kiểm soát lạm phát.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Để giúp các doanh nghiệp vượt qua đình trệ sản xuất trong tình hình lạm phát, Nhà nước đã thực hiện 

 

a, giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, kiềm chế nhập siêu.

 

b. khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, tăng đầu tư công.

 

c. giảm thuế suất, khuyến khích sử dụng công nghệ cao.

 

d. tăng mức cung tiền tệ, tăng đầu tư công.

Xem đáp án » 01/11/2023 428

Câu 2:

Dựa vào tỉ lệ lạm phát, trên thị trường sẽ có các loại hình lạm phát nào? 

 

a. Lạm phát tự nhiên, lạm phát trườn bò, lạm phát cao.

 

b. Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã, lạm phát siêu tốc.

 

c. Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã, lạm phát siêu mã. 

 

d. Lạm phát tự nhiên, lạm phát trườn bò, lạm phát phi mã.

Xem đáp án » 01/11/2023 311

Câu 3:

Nhà nước kiểm soát và kiềm chế lạm phát bằng các chính sách kinh tế nào dưới đây? 

 

a. Chính sách ngoại thương, chính sách tiền tệ.

 

b. Chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ.

 

c. Chính sách an sinh xã hội, chính sách đối nội.

 

d. Chính sách tài chính, chính sách đối ngoại.

Xem đáp án » 01/11/2023 293

Câu 4:

Lạm phát trên thị trường có những biểu hiện nào? 

 

a. Mức giá của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.

 

b. Mức giá chung của nền kinh tế tăng trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.

 

c. Mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.

 

d. Mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục theo thời gian làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.

Xem đáp án » 01/11/2023 282

Câu 5:

Hành vi của chủ thể kinh tế nào không đúng khi lạm phát xảy ra trong kinh tế thị trường ? 

 

a. Chủ trạm xăng A nhận thấy giá xăng đang tăng dần đã từng bước cắt giảm lượng xăng bán ra.

 

b. Bà B, chủ một cửa hàng bán gạo, tăng giá bán gạo do giá vận chuyển tăng

 

c. Ông D, chủ dãy nhà trọ nhanh chóng chứng nhận cho công nhân, giúp họ nhận hỗ trợ tiền thuê trọ từ gói an sinh của Nhà nước.

 

d.Thấy giá điện tăng cao, Giám đốc K đã cho thực hiện chính sách tiết kiệm điện toàn công ty kèm theo hệ thống thường phạt minh bạch.

Xem đáp án » 01/11/2023 282

Câu 6:

Nhận định nào dưới đây đúng về nguyên nhân gây ra lạm phát trong nền kinh tế. 

 

a. Do mức cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng vượt quá mức cấu lượng tiên trong lưu thông.

 

b. Do Nhà nước phát hành một lượng tiền lớn vượt nhu cầu sử dụng của người dân và các doanh nghiệp.

 

c. Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng và nhu cầu thị trường tăng.

 

d. Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng và mức cung tiền tăng.

Xem đáp án » 01/11/2023 274

Câu 7:

Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến lạm phát 

 

a. Nhu cầu thị trường tăng, mức cung lượng tiến trong nước tăng, chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng.

 

b. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, nhu cầu thị trường tăng mức tiền lưu thông tăng.

 

c. Nhu cầu thị trưởng tăng, mức tiền lưu thông trong nước tăng, chi phí sản xuất doanh nghiệp tăng.

 

d. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, nhu cầu thị trường tăng, mức cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng.

Xem đáp án » 01/11/2023 233

Bình luận


Bình luận
tailieugiaovien.com.vn

ĐỀ THI LIÊN QUAN

Xem thêm »
tuyen-dung-giao-vien-1900