Câu hỏi:
13/07/2024 539Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. Mặc dù chị A và anh B có trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp như nhau, làm cùng công việc có tính chất giống nhau, nhưng anh B lại được Công ty Y trả lương cao hơn chị A.
Việc làm của Công ty Y có vi phạm quy định về bình đẳng giới hay không? Vì sao?
Trường hợp 2. Bạn A kiến nghị nên tổ chức hình thức trường học đơn giới tính để nam và nữ học riêng biệt. Nhưng bạn B cho rằng như vậy là không đúng với xu hướng bình đẳng giới của xã hội hiện nay.
Em đánh giá như thế nào về quan điểm của bạn A và bạn B?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trường hợp 1: Việc làm của Công ty Y đã vi phạm quy định về bình đẳng giới. Chị A và anh B làm cùng công việc có tính chất giống nhau, nhưng anh B lại được trả lương cao hơn chị A. Điều này tạo ra sự chênh lệch lương giữa nam và nữ trong cùng một vị trí công việc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và có thể được xem là một trường hợp phân biệt đối xử về giới. Bình đẳng giới đòi hỏi trả lương dựa trên năng lực và công việc thực hiện chứ không phân biệt giới tính.
Trường hợp 2:
- Quan điểm của bạn A: Quan điểm này tạo ra một sự chia rẽ dựa trên giới tính trong hệ thống giáo dục.
- Quan điểm của bạn B: Quan điểm này nhấn mạnh sự quan trọng của việc tạo ra môi trường giáo dục bình đẳng cho nam và nữ, khuyến khích họ học cùng nhau và hòa trộn trong môi trường giáo dục.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực
a. xã hội.
b, cộng đồng.
c, chính trị.
d. quản lí nhà nước.
Câu 2:
Hãy xây dựng kịch bản một câu chuyện về bình đẳng giới (trong lĩnh vực chính trị, giáo dục lao động hoặc gia đình) và biểu diễn trước lớp.
Câu 3:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
a, nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
b. quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; ưu tiên nữ giới trong tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
c. đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ ưu tiên nữ giới trong đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
d. người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Câu 4:
Bình đẳng giới có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và xã hội? Hãy cho biết quan điểm của em về vấn đề này
Câu 5:
Nhận định nào dưới đây sai?
a. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt
b. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
c. Bình đẳng giới là đấu tranh cho nữ giới, chống lại đàn ông.
d. Bình đẳng giới là quyền bình đẳng giữa các giới tính.
e. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
g. Nhà nước bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Lh. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
i. Theo quy định pháp luật, lao động nữ khu vực nông thôn không được hỗ trợ dạy nghề.
k. Tiêu chuẩn tuyển dụng giữa nam và nữ có sự khác biệt.
l. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
m. Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và xã hội, góp phần cải thiện đời sống.
n. Bình đẳng giới tạo cơ hội giải phóng nam giới thoát khỏi định kiến xã hội về giới.
Câu 6:
Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo là nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực
a. giáo dục.
b. đào tạo.
c. giáo dục nghề nghiệp.
d. giáo dục và đào tạo.
Câu 7:
Bình đẳng giới là gì?
a. Là quyền bình đẳng dành riêng cho nữ giới, nữ giới được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
b. Là quyền bình đẳng dành riêng cho nam giới, nam giới được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng,của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
c. Là việc ngang bằng nhau trong mọi khía cạnh đời sống xã hội giữa nam và nữ, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
d. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!