Câu hỏi:
13/07/2024 974Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Một số đoạn mang tính triết lí:
- “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương không bao giờ ta thương”.
- “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của minh để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.”
* Đoạn văn khiến em thích nhất là đoạn “Chao ôi!... là những người đáng thương không bao giờ ta thương.” vì đoạn văn đã cho ta thấy bài học bài học trong cách đánh giá người khác: Bản tính tốt của con người nhiều khi đang bị những biểu hiện tiêu cực che lấp đi; do vậy, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu, đặt bản thân vào hoàn cảnh của họ để có thể thông cảm, chia sẻ và yêu thương họ. Đoạn văn trên đã góp phần làm nên một nét đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc (trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người và đó cũng là một đặc trưng khá nổi bật trong những sáng tác của Nam Cao (tác phẩm thường có tính triết lí sâu sắc).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu bài học sâu sắc mà em rút ra được sau khi đọc truyện ngắn này.
Câu 3:
Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó vàng. Theo em, nguyên nhân nào khiến lão Hạc có hành động và tâm trạng như vậy?
Câu 4:
Theo em, điều gì khiến lão Hạc tìm đến cái chết vật vã, đau đớn như thế?
Câu 5:
Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc. Trong đó, em ấn tượng nhất với yếu tố nào? Vì sao?
Câu 6:
Phương án nào sau đây phù hợp nhất khi nói về chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc?
A. Nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác trước Cách mạng tháng Tám 1945
B. Những người nông dân già bị đày đoạ vào cảnh nghèo đói, cùng đường
C. Người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945
D. Giá trị nhân phẩm của người nông dân trong hoàn cảnh khốn cùng trước Cách mạng tháng Tám 1945
về câu hỏi!