Câu hỏi:
02/11/2023 161c) Những trích dẫn sau đây là thông tin khách quan về nội dung của cuốn sách hay ý kiến chủ quan của người giới thiệu về cuốn sách?
Trích dẫn |
Thông tin khách quan |
Ý kiến chủ quan |
1) “Tháng 5-2009, chiếc phi cơ Airbus 2009 cất cánh lần cuối, khi đang bay từ Ri-ô đến Pa-ri thì “chết sững” giữa không trung và lao xuống Đại Tây Dương. Toàn bộ 228 người trên máy bay thiệt mạng.”. |
|
|
2) “Trong cuốn sách trước đó, Trí tuệ giả tạo, Ca đã từng làm nên tên tuổi của mình khi dũng cảm đi ngược lại đám đông “cuồng” công nghệ, vì ông lập luận rằng Internet đang làm con người ngu ngốc đi, không thể tập trung vào đọc sách, và khiến khả năng suy nghĩ ngày càng yếu kém.”. |
|
|
3) “Quá phụ thuộc vào tự động hoá máy tính có thể làm xói mòn chuyên môn của các cơ trưởng, làm chậm các phản xạ của họ, và giảm thiểu sự chú tâm của họ, dẫn đến điều mà Gien Nâu-y, chuyên gia về các nhân tố con người tại Đại học Brít-xtôn, gọi là “một sự biến mất kĩ năng của đội bay”.”. |
|
|
4) “Tất nhiên, Ca không phải là một kẻ chống công nghệ.”. |
|
|
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
c)
Trích dẫn |
Thông tin khách quan |
Ý kiến chủ quan |
1) “Tháng 5-2009, chiếc phi cơ Airbus 2009 cất cánh lần cuối, khi đang bay từ Ri-ô đến Pa-ri thì “chết sững” giữa không trung và lao xuống Đại Tây Dương. Toàn bộ 228 người trên máy bay thiệt mạng.”. |
x |
|
2) “Trong cuốn sách trước đó, Trí tuệ giả tạo, Ca đã từng làm nên tên tuổi của mình khi dũng cảm đi ngược lại đám đông “cuồng” công nghệ, vì ông lập luận rằng Internet đang làm con người ngu ngốc đi, không thể tập trung vào đọc sách, và khiến khả năng suy nghĩ ngày càng yếu kém.”. |
|
x |
3) “Quá phụ thuộc vào tự động hoá máy tính có thể làm xói mòn chuyên môn của các cơ trưởng, làm chậm các phản xạ của họ, và giảm thiểu sự chú tâm của họ, dẫn đến điều mà Gien Nâu-y, chuyên gia về các nhân tố con người tại Đại học Brít-xtôn, gọi là “một sự biến mất kĩ năng của đội bay”.”. |
x |
|
4) “Tất nhiên, Ca không phải là một kẻ chống công nghệ.”. |
|
x |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có bạn cho rằng sách khoa học thường khô khan và khó đọc. Theo em, nếu được đọc bài giới thiệu sách này, bạn đó có thay đổi suy nghĩ ban đầu không? Vì sao?
Câu 2:
Văn bản Cuốn sách "Chìa khoá vũ trụ của Gioóc-giờ" được viết nhằm mục đích gì? Để đạt được mục đích đó, người viết đã sắp xếp các thông tin chính theo trật tự như thế nào? Có thể đảo ngược trật tự trình bày không? Vì sao?
Câu 3:
Cuốn sách được giới thiệu trong văn bản thuộc loại nào?
A. Sách trang bị kĩ năng sống cho người đọc
B. Sách khoa học
C. Sách văn học
D. Sách giáo khoa
Câu 4:
d) Sau khi đọc bài giới thiệu, em có muốn đọc cuốn sách này không? Vì sao?
Câu 5:
Sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu thông tin chính và thông tin làm rõ thông tin chính trong mỗi phần của văn bản.
Câu 6:
Mỗi trích dẫn dưới đây là thông tin khách quan về cuốn sách hay ý kiến chủ quan của người viết về cuốn sách?
Trích dẫn |
Thông tin khách quan |
Ý kiến chủ quan |
a) Tác giả của Chìa khoả vũ trụ của Gioóc-giơ là hai cha con, Xti-vân Hoóc-kinh và Lu-xi – con gái ông. |
|
|
b) Chìa khoá vũ trụ của Gioóc-giơ được phát hành tại Việt Nam từ năm 2008 qua bản dịch của dịch giả Lê Minh Đức, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành. |
|
|
c) Chìa khoá vũ trụ của Gioóc-giơ còn nhắn gửi thông điệp về mục tiêu tìm một hành tinh khác có sự sống chuẩn bị cho loài người mai sau, về mong muốn bảo vệ môi trường của Trái Đất,... |
|
|
d) Cuốn sách bắt đầu bằng câu chuyện của cậu bé Gioóc-giơ hiền lành và rất đỗi khổ sở vì bố mẹ gần như triệt tiêu những gì liên quan đến khoa học trong nhà. |
|
|
e) Là một cuốn sách khoa học nhưng Chìa khoả vũ trụ của Gioóc-giơ không khô khan. |
|
|
g) “Tôi muốn nói với các bạn về những điều này bởi vì khoa học là hết sức quan trọng.”. |
|
|
h) Bạn đọc sẽ lần lượt tìm hiểu về sự ra đời của ngôi sao, khám phá hệ Mặt Trời với mọi vật thể bị hút bởi lực hấp dẫn của nó, và không thể không kể về chuyến du hành tới “hố đen”. |
|
|
Câu 7:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
ĐỌC SÁCH: LỒNG KÍNH
Ni-cô-lát Ca (Nicholas Carry không phải là một kẻ chống công nghệ. Đang hiểu rằng nếu được sử dụng thông minh, các máy móc sẽ mở ra rất nhiều thàn năng cho con người và thúc đẩy nhân loại đi xa hơn.
Nhưng nguy hiểm lớn nhất mà con người phải đối mặt với sự tự động hoá chính là chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nó.
Tháng 5-2009, chiếc phi cơ Airbus 2009 cất cánh lần cuối, khi đang bay từ Ri-ô (Rio) đến Pa-ri thì “chết sững” giữa không trung và lao xuống Đại Tây Dương. Toàn bộ 228 người trên máy bay thiệt mạng. Sau khi tìm thấy hộp đen, người ta phát hiện hoá ra chế độ tự lái đã “nổi loạn”, các phi công buộc phải tự điều khiển, và rủi ro thay, họ đã mất đi năng lực xử lí tình huống khẩn cấp vì từ trước đến nay luôn có hệ thống “tự động hoá” giúp đỡ.
Đây là chỉ một ví dụ trong hơn 375 nguồn tài liệu tác giả Ni-cô-lát Ca đã tỉ mỉ nghiên cứu để trình bày trong cuốn sách Lồng kinh, hòng soi xét mối quan hệ giữa tự động hoá và chúng ta, vốn từ trước đến nay vẫn bị phủ bóng bởi những diễn ngôn quá lạc quan về sự nhiệm mầu của công nghệ số.
Trong cuốn sách trước đó, Trí tuệ giả tạo, Ca đã từng làm nên tên tuổi của mình khi dũng cảm đi ngược lại đám đông “cuồng” công nghệ, vì ông lập luận rằng Internet đang làm con người ngu ngốc đi, không thể tập trung vào đọc sách, và khiến khả năng suy nghĩ ngày càng yếu kém. Công cụ không bao giờ chỉ là một phương tiện, và với sự phát triển như vũ bão của các rô bốt, công nghệ tự động hoá và máy móc tự hành, Ca lại đặt câu hỏi tương tự trong Lồng kinh, rằng liệu loài người có đang đi nhầm đường khi nhắm mắt tin vào vị thần mang tên “Tự động hoá”?
Ví dụ, hiểm hoạ khi các phi công ngày càng chia sẻ trách nhiệm cầm lái với phần mềm là gì? Ca viết: “Quá phụ thuộc vào tự động hoá máy tính có thể làm xói mòn chuyên môn của các cơ trưởng, làm chậm các phản xạ của họ, và giảm thiểu sự chú tâm của họ, dẫn đến điều mà Gien Nâu-y (Jan Noeys), chuyên gia về các nhân tố con người tại Đại học Brít-xtôn (Bristol), gọi là “một sự biến mất kĩ năng của đội bay”.”.
Tất nhiên, Ca không phải là một kẻ chống công nghệ. Ông hiểu rằng nếu được sử dụng thông minh, các máy móc sẽ mở ra rất nhiều tiềm năng cho con người và thúc đẩy nhân loại đi xa hơn. Nhưng nguy hiểm lớn nhất mà con người phải đối mặt với sự tự động hoá chính là chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nó.
“Sự tự mãn vào tự động hoá nảy sinh khi một chiếc máy tính tạo cho chúng ta cảm giác an toàn giả tạo. Chúng ta tự tin rằng máy móc sẽ làm việc hoàn hảo, xử lí bất cứ thách thức nào đến mức cho phép sự tập trung của mình bay bổng. Chúng ta xa lánh khỏi công việc, hoặc ít nhất khỏi mảng công việc mà phần mềm đang xử lí, và vì vậy có thể bỏ lỡ những tín hiệu rằng đang có vấn đề xảy ra.”.
Đó chính là nỗi sợ của Ca khi ông viết một cuốn sách “ngược dòng” nữa để đánh thức công chúng với mong muốn họ có một cuộc thảo luận cân bằng hơn về mặt lợi ích cũng như tiêu cực của tự động hoá – cấu phần then chốt của cuộc cách mạng 4.0 sắp tới.
(Theo Minh Đào, khoahocphattrien.vn)
a) Các thông tin dưới đây là đúng hay sai?
Thông tin |
Đúng |
Sai |
1) Văn bản trên thuộc loại văn bản đơn phương thức. |
|
|
2) Sa pô của văn bản nêu quan điểm của tác giả cuốn sách Lồng kính. |
|
|
3) Tên cuốn sách được giới thiệu là Lồng kinh. |
|
|
4) Cuốn sách có cùng đề tài với cuốn Tri tuệ giả tạo của một tác giả khác. |
|
|
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 3)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
về câu hỏi!