Câu hỏi:

02/11/2023 1,154

b) Nhận xét đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử và nêu các lưu ý về cách đọc hiểu những truyện này.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

b) * Đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử:

- Bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

- Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác.

- Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật,... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động.

- Có hai dạng cốt truyện là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

* Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:

- Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?

- Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.

- Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).

- Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Những đặc điểm cần chú ý của thể thơ Đường luật là gì? Chỉ ra và nhận xét một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7.

Xem đáp án » 02/11/2023 23,229

Câu 2:

Hãy dẫn ra ví dụ về từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, mỗi loại hai từ.

Xem đáp án » 02/11/2023 1,969

Câu 3:

Đề 2. (SGK) Phân tích bài thơ sau:

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1963)

Xem đáp án » 02/11/2023 1,386

Câu 4:

Nêu nội dung chính của các văn bản truyện đã học trong Bài 6; từ đó, nhận xét và phân tích ý nghĩa nhân văn được thể hiện trong các văn bản này.

Xem đáp án » 02/11/2023 1,078

Câu 5:

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về phần Đọc hiểu trong sách Ngữ văn 8, tập hai so với sách Ngữ văn 8, tập một.

Xem đáp án » 02/11/2023 765

Câu 6:

Nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu ở Bài 8:

a) Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu là gì? Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử có gì giống nhau?

Xem đáp án » 02/11/2023 634

Bình luận


Bình luận