Câu hỏi:
02/11/2023 360Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của truyện.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Ý nghĩa của câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh: Cây si là loại cây thường được trồng ở chùa miếu; tán rộng, xanh mượt, có nhiều rễ bám chắc vào đất, có sức sống lâu bền. Cây si cổ thụ thường gắn liền với đời sống tinh thần, với sinh hoạt văn hoá tâm linh suốt cả đời một con người, gắn liền với văn hoá – lịch sử của một vùng đất. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh khẳng định sức sống, khả năng hồi sinh của những giá trị nhân sinh lâu đời, cao quý (các giá trị văn hoá có thể nhất thời bị tàn phá, bị đứt gãy nhưng không thể chết, không thể vĩnh viễn mất đi).
- Tác dụng trong việc thể hiện chủ đề: Nếu nhân vật cô Hiền là biểu tượng của phẩm chất, cốt cách con người Hà Nội – một người biết cách tôn trọng, gìn giữ nét đẹp văn hoá của người Hà Nội thì cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn là một biểu tượng văn hoá tâm linh. Phẩm chất, bản lĩnh của cô Hiền – cái mà thời cuộc thăng trầm không thể đổi dời và sức sống, khả năng hồi sinh của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn là những bằng chứng khẳng định niềm tin vào sự bất diệt của những giá trị văn hoá tinh thần, nhân văn cao quý.
Tuy nhiên, cây si cổ thụ bị bão đánh bật rễ ở đền Ngọc Sơn chỉ có thể hồi sinh khi con người có ý thức gìn giữ và biết cách bảo tồn. Nếu con người thờ ơ, vô trách nhiệm với nó thì chưa chắc cây si cổ thụ có cơ hội sống sót.
Như thế, chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có tác dụng bổ sung, làm rõ hơn nữa thông điệp: Phẩm cách con người và bản sắc văn hoá bị tác động bởi thời thế, nhưng những giá trị tốt đẹp, tử tế, đích thực thì luôn có sức sống mạnh mẽ, trường tồn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?
Câu 2:
Trong truyện Một người Hà Nội, cô Hiền có nói: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng.”. Em tán thành hay phản đối quan điểm của nhân vật? Vì sao?
Câu 3:
Từ truyện Một người Hà Nội, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc?
Câu 4:
Những lời nói dưới đây thể hiện phẩm chất, tính cách gì của cô Hiền?
- “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?”.
- “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ.”.
- “Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được.”.
Câu 5:
Câu 6:
Nhân vật nào sau đây khiến người kể chuyện xưng “tôi” có những nhận xét “không mấy vui vẻ” về Hà Nội?
A. Anh bếp, chị vú
B. Nghệ sĩ văn nhân
C. Một người bạn ở quận Đống Đa
D. Ông bạn trẻ đạp xe như gió
về câu hỏi!