Câu hỏi:
02/11/2023 133Phân tích vẻ đẹp độc đáo của câu thơ: Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu thơ có 7 chữ thì đã có 5 chữ miêu tả sự gầy guộc thiếu sức sống của cảnh vật. Đây là lối viết công bút của thơ cổ điển. Nếu như nghệ thuật chấm phá là nghệ thuật tối giản (chỉ bằng một vài nét nhưng gợi lên thần thái chung của sự vật) thì nghệ thuật công bút lại sử dụng một loạt những chi tiết có tính bổ trợ, tương hỗ cho nhau nhằm đặc tả một trạng thái, tính chất nào đó của sự vật. Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí” cũng chính là viết theo nghệ thuật công bút này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Câu 2:
Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lí do cho sự lựa chọn của em.
Câu 3:
Hãy nhận xét về cách chấm câu trong bài thơ Đây mùa thu tới. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách chấm câu trong một khổ thơ mà em thấy đặc sắc nhất trong bài thơ.
Câu 4:
Cảm nhận về bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, nhà thơ – nhà phê bình Vũ Quần Phương viết:
“Còn một lí do tạo sức gợi cảm của mùa thu nữa: đó là ảnh hưởng của thơ Đường, của mùa thu phương Bắc trong văn chương cổ nước Trung Hoa đối với thi nhân ta. Thu phương Bắc lạnh lắm, có tuyết, cây khô, lá rụng, thê lương tiêu điều. Mùa thu ở ta cây lá còn xanh, trời se lạnh chứ chưa phải đã rét mướt, mây mùa thu cao xanh chứ chưa phải đã u ám. Cho nên mùa thu trong thơ nước ta nếu có tuyết, có lá vàng, cành khô rét mướt là do cảm hứng từ sách vở gợi nên. [..] Bài thơ của Xuân Diệu có khung cảnh Việt Nam, nhưng nếu đổi là Đây mùa đông tới chắc hợp hơn.”.
(In trong sách Xuân Diệu – Về tác gia và tác phẩm, Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục, 1999)
Quan điểm của em về lời bình luận trên của nhà thơ Vũ Quần Phương là gì? Vì sao?
Câu 5:
Em hiểu như thế nào về tâm trạng “buồn không nói”, “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi” của “Ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
về câu hỏi!