Câu hỏi:
02/11/2023 205Bức tranh thiên nhiên ở khổ 2 có điểm nào khác so với khổ 1? Sự khác biệt đó cho biết điều gì về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Sự khác biệt giữa bức tranh thiên nhiên ở hai khổ thơ:
Thiên nhiên ở trong khổ thơ 1 |
Thiên nhiên ở trong khổ thơ 2 |
Quá khứ. |
Hiện tại. |
Tràn ngập ánh sáng: ấm áp thanh tân. |
Chuyển sang tối dần với khắc khoải về trăng (khắc khoải về ánh sáng). |
Cảnh vật gắn quyện, hài hoà (nắng của câu thơ 2 rọi xuống câu 3 làm nên màu xanh như ngọc (trong, mát) của vườn tược; sự hài hoà giữa “lá trúc” và “mặt chữ điền”. |
Cảnh vật chia lìa: gió mây vốn phải gắn kết với nhau bỗng thành thực thể chia lìa. Sông trăng đẹp đẽ nhưng xa cách trong sự ngóng trông, khắc khoải của chủ thể trữ tình (“Có chở trăng về kịp tối nay?”). |
- Tâm trạng, tình cảm của chủ thể trữ tình vì thế cũng có sự biến đổi. Ở khổ thơ 1, đó là tâm trạng hạnh phúc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thôn Vĩ. Tuy nhiên, vì đây là vẻ đẹp của thôn Vĩ trong quá khứ, trong kí ức của chủ thể trữ tình nên ẩn sâu trong đó lại là nỗi buồn tiếc kín đáo về sự cách xa, về cái đẹp đã nằm ngoài tầm với. Sang khổ thơ 2, nét chủ đạo là cái nhìn u buồn, cái nhìn đó khiến cho bức tranh thiên nhiên trở thành chia lìa. Vẫn có thế giới của cái đẹp nhưng đầy cách xa (sông trăng đó) khiến chủ thể trữ tình chỉ có thể ngóng trông khắc khoải (“Có chở trăng về kịp tối nay?”).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hiểu thế nào về hình ảnh “mặt chữ điền” trong câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”?
Câu 2:
Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ.
Câu 3:
Trong bài Nhớ thương, Hàn Mặc Tử khắc hoạ tâm trạng của người cung nữ thông qua hình ảnh đối lập giữa “ngoài kia” và “trong đây”:
Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Không có niềm trăng và ý nhạc
Có người cung nữ nhớ thương vua
Theo em, sự đối lập không gian được thể hiện thế nào trong Đây thôn Vĩ Dạ? Ý nghĩa của sự đối lập này là gì?
Câu 4:
Theo em, hình ảnh “khách đường xa” trong khổ kết của bài thơ là hình ảnh của ai?
Câu 5:
Theo em, câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là lời của ai?
về câu hỏi!