Câu hỏi:
13/07/2024 552Viết bài văn tả một cây ăn quả mà em thích dựa vào gợi ý (SGK,tr.76).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.
Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.
Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.
Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.
Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.
Chữa lỗi (trang 55 VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2):
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm từ ngữ phù hợp để câu văn cụ thể, sinh động hơn rồi điền vào chỗ trống.
a. Trước mặt chúng tôi là những dãy núi…………………………..
b. Dưới ánh nắng, dòng sông………………………….. trôi.
c. Những con sóng ………………………….. xô vào ghềnh đá.
d. Từ xa, chúng tôi đã nghe thấy tiếng thác đổ …………………………..
Câu 2:
Gạch chéo (/) giữa chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:
Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính.
………………………………………………………………………………………
Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.
………………………………………………………………………………………
Cành cây lớn hơn cột đình.
………………………………………………………………………………………
Ngọn chót vót giữa trời xanh.
………………………………………………………………………………………
Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang
………………………………………………………………………………………
giận dữ.
………………………………………………………………………………………
Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười
………………………………………………………………………………………
đang nói.
………………………………………………………………………………………
Theo Nguyễn Khắc Viện
Câu 3:
e. Từ ngữ nào là chủ ngữ trong câu "Cây bàng trồng ở phố tôi không rụng lá."?
|
Cây bàng. |
|
Phố tôi. |
|
Ở phố tôi. |
|
Cây bàng trồng ở phố tôi. |
Câu 4:
Viết câu trả lời vào chỗ trống.
h. Em biết thêm điều gì qua câu chuyện?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
i. Theo em, nhờ đâu mà bạn nhỏ tìm được câu trả lời cho điều thắc mắc của mình?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
l. Đặt một câu giới thiệu về cây bàng trong câu chuyện.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5:
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn tả một vườn rau hoặc vườn hoa mà em thích.
b. Trường em có rất nhiều cây. Viết bài văn tả một cây bóng mát hoặc cây hoa gắn bó với em và bạn bè.
Câu 6:
Gạch dưới rồi viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức trong các câu sau:
a. Sau buổi tham quan, các anh chị hướng dẫn viên của công ti du lịch Cánh Buồm Nâu đã tổ chức cho các thành viên câu lạc bộ em yêu khoa học chơi một số trò chơi vận động ở bãi biển.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Viện hải dương học Nha Trang thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, là nơi nghiên cứu về đời sống sinh vật biển lớn nhất Đông Nam Á.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
về câu hỏi!