Câu hỏi:
13/07/2024 207Điền thông tin vào bảng để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã học trong học kì 1:
STT |
Nội dung tiếng Việt |
Khái niệm cần nắm vững |
Dạng bài tập thực hành |
|
|
|
|
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
STT |
Nội dung tiếng Việt |
Khái niệm cần nắm vững |
Dạng bài tập thực hành |
1 |
Biệt ngữ xã hội |
Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. |
Chỉ ra biệt ngữ xã hội và nêu tác dụng. |
2 |
Biện pháp tu từ đảo ngữ |
Được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói). |
Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng. |
3 |
Từ tượng hình và từ tượng thanh |
- Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người. |
Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích tác dụng. |
4 |
Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp |
- Đoạn văn diễn dịch: đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn. - Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn. - Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề. - Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn. |
Tìm câu chủ đề, xác định kiểu đoạn văn và phân tích tác dụng cách thức tổ chức đoạn văn.. |
5 |
Từ Hán Việt |
Trong vốn từ gốc Hán, có một bộ phận các từ đơn được cảm nhận như từ thuần Việt và một bộ phận các từ phức ít nhiều gây khó hiểu. Nhóm từ gốc Hán này thường được gọi là từ Hán Việt. |
Chỉ ra các yếu tố Hán Việt và giải nghĩa. |
6 |
Sắc thái nghĩa của từ |
Là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản, thể hiện thái độ, cảm xúc, cách đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nhắc đến. |
Phân biệt sắc thái nghĩa của từ. |
7 |
Câu hỏi tu từ |
Là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,… |
- Chỉ ra câu hỏi tu từ. - Chuyển câu sang câu hỏi tu từ. |
8 |
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu |
- Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu. - Nghĩa hàm ẩn là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của cả câu, từ nghĩa của từ trong câu và từ ngữ cảnh sử dụng câu. |
Xác định nghĩa hàm ẩn của câu. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Những hình ảnh trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà:
Câu 3:
Viết đoạn văn khoảng 10 - 1 5 câu phân tích cảnh và tình trong bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 4:
Trong học kì 1, em đã học các bài: Câu chuyện của lịch sử, Vẻ đẹp cổ điển, Lời sông núi, Tiếng cười trào phúng trong thơ, Những câu chuyện hài. Điền thông tin về các văn bản trong bảng sau:
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Loại, thể loại |
Đặc điểm nổi bật |
|
Nội dung |
Hình thức |
||||
Câu chuyện của lịch sử |
|||||
Vẻ đẹp cổ điển |
|
|
|
|
|
Lời sông núi |
|
|
|
|
|
Tiếng cười trào phúng trong thơ |
|
|
|
|
|
Những câu chuyện hài |
|
|
|
|
|
Câu 5:
Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ …….
Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật: ……..
Câu 6:
Cảm nhận về phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người được khắc họa trong bài thơ:
- Về phong cảnh thiên nhiên:
- Về sinh hoạt con người:
Câu 7:
Chuẩn bị nội dung cho bài nói về đề tài: Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh.
Mở đầu |
|
Triển khai |
|
Kết thúc |
|
về câu hỏi!