Câu hỏi:

03/01/2024 1,588

Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd, tr. 671, 678, 679, 680):

a. Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.

Người quốc sắc kẻ thiên tài,

Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,

Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.

Bóng tà như giục cơn buồn,

Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.

Dưới dòng nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha.

b. Một mình nương ngọn đèn khuya,

Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu:

“Phận dầu dầu vậy cũng dầu,

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít cho người dở dang.”

c. Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm đường!

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Phép đối:“Tình trong như đã mặt ngoài còn e”, “Chập chờn cơn tỉnh cơn mê”, “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo”.

=> Tác dụng: Giúp tác giả tái hiện dễ dàng cuộc gặp gỡ định mệnh của Thúy Kiều - Kim Trọng; làm nổi bật hơn tình cảm của hai người đối với nhau, bên trong đã mến mộ, yêu thích nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra điềm nhiên, ngại ngùng.

b. Phép đối: “Một mình nương ngọn đèn khuya/Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu”; “Phận dầu dầu vậy cũng dầu/Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!” 

=>Tác dụng: Nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi bất lực của Thúy Kiều trong đêm vắng. Nàng tâm sự với chính mình và thương cho số mệnh của mình.

c. Phép đối:“Người về chiếc bóng năm canh/ Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”.

=> Tác dụng: Làm nổi bật cảm nhận của Kiều về cảnh ngộ và số phận hai người. Cả hai đều cô đơn và nhỏ bé như nhau thấm thía một cảm giác lẻ loi bất lực. Qua đó, nhấn mạnh tâm trạng và số phận lênh đênh trôi nổi của nàng. 

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd, tr. 671, 678, 679, 680):

a. Buồn trong cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồm trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng reo quanh ghế ngồi.

b. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

c. Đã cho lấy chữ hồng nhan,

Làm cho cho hại cho tàn cho cân!

Đã đày vào kiếp phong trần,

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!

Xem đáp án » 03/01/2024 1,252

Bình luận


Bình luận