Câu hỏi:
12/07/2024 1,222Tìm hiểu và trình bày về tác dụng của trường hấp dẫn của Trái Đất lên các nhà du hành vũ trụ trên trạm vũ trụ bay xung quanh Trái Đất.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
Khi các nhà du hành vũ trụ trên các trạm vũ trụ quay xung quanh Trái Đất sẽ chịu tác dụng của lực hấp dẫn do Trái Đất gây ra rất nhỏ, nên khi đó các nhà du hành vũ trụ sẽ ở trạng thái lơ lửng (trạng thái không trọng lượng) trong không gian.
Các yếu tố rủi ro chính trong không gian là bức xạ vũ trụ và môi trường không trọng lượng. Do quỹ đạo của Trạm vũ trụ quốc tế ISS trùng với quỹ đạo tầm thấp, từ trường của Trái đất bảo vệ các nhà du hành vũ trụ khỏi bức xạ. Song, các nhà khoa học vẫn chưa học được cách tạo ra trường hấp dẫn nhân tạo.
Sau khi bay lên quỹ đạo, nhiều phi hành gia phàn nàn về những cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất phương hướng và giảm cảm giác thèm ăn. Đây là hội chứng thích ứng với không gian (SAS) hay còn gọi là bệnh vũ trụ, sau vài ngày mọi thứ sẽ biến mất. Nhưng không dễ dàng như vậy với việc thoát khỏi tình trạng teo cơ, khử khoáng xương, suy giảm thị lực và rối loạn tuần hoàn trong môi trờng không trọng lượng.
Các phi hành gia mất tới 1,5% khối lượng xương mỗi tháng. Loãng xương chính là tình trạng cố hữu mà các phi hành gia luôn phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ trong không gian suốt một thời gian dài. Mật độ xương tiếp tục giảm ngay cả sau một năm hiện diện trên trạm ISS. Các cơ cung cấp sự vừa khít của các đốt sống với nhau sẽ yếu đi, do đó chiều cao của phi hành gia tăng thêm 3 đến 5 cm.
Khi đang bay trên quỹ đạo, phi hành gia không cảm thấy điều này. Các vấn đề nảy sinh sau khi trở về Trái đất. Trọng lực “bẹp dúm” các đốt sống gây đau nhức, mỗi cử động đều khó khăn. Và phi hành gia ở trong tình trạng không trọng lượng càng lâu, thì họ càng khó trở lại cuộc sống bình thường trên Trái đất.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
Câu 2:
Giải thích tại sao lực hấp dẫn của Trái Đất có tác dụng làm các vật rơi về phía bề mặt của Trái Đất, tuy nhiên lực hấp dẫn do các vật rơi này tác dụng lên Trái Đất lại không cho thấy Trái Đất chuyển động về phía các vật.
Câu 3:
Quả táo rơi xuống mặt đất (Hình 2.1a), Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (Hình 2.1b), các hành tinh lại quay xung quanh Mặt Trời (Hình 2.1c). Tại sao quả táo rơi xuống đất khi rời cành cây? Tại sao Mặt Trăng và các hành tinh có thể duy trì được quỹ đạo chuyển động của chúng?
Câu 4:
Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng đóng vai trò gì trong việc giữ cho Mặt Trăng không rời xa Trái Đất?
Câu 5:
Dùng tay ném quả bóng tennis lên cao, em hãy mô tả chuyển động của quả bóng. Giải thích tại sao quả bóng không thể bay lên cao mãi.
Câu 6:
Tìm hiểu và trình bày sơ lược cách thức các nhà du hành vũ trụ vệ sinh thân thể trên trạm vũ trụ ngoài không gian.
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 KNTT Bài 8: Mô tả sóng có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 KNTT Bài 12: Giao thoa sóng có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 KNTT Bài 11: Sóng điện từ có đáp án
90 câu trắc nghiệm lý thuyết Mắt và các dụng cụ quang cực hay có lời giải (P1)
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 KNTT Bài 1: Dao động điều hòa có đáp án
30 câu trắc nghiệm khúc xạ ánh sáng cơ bản (P1)
10 Bài tập Bài toán liên quan đến cực đại - cực tiểu trong giao thoa sóng cơ (có lời giải)
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 KNTT Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ có đáp án
về câu hỏi!