Câu hỏi:
19/01/2024 957- Chọn được một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội đáng quan tâm.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan, ghi chép các ví dụ, số liệu cần thiết,…
Tìm ý, lập dàn ý
a) Tìm ý
* Đề bài:
Để tìm ý, có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau:
- Thực chất của hiện tượng là gì?
- Hiện tượng có nguyên nhân từ đâu?
- Hiện tượng đó có tác động tích cực hay tiêu cực đối với đời sống? Biểu hiện của những tác động ấy là gì?
- Cần làm gì để phát huy tác động tích cực hoặc xóa bỏ tác động tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con người?
- Việc thuyết minh hiện tượng xã hội có ý nghĩa gì? Cần có những giải pháp nào để phát huy hoặc khắc phục hiện tượng?
b) Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nêu rõ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội.
Thân bài:
- Nêu thực chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
- Lí giải rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng.
- Trình bày tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con người, có sử dụng các cứ liệu cụ thể.
- Nêu giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc hạn chế hiện tượng tiêu cực.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
* Dàn ý cho đề bài: “Thuyết minh về hiện tượng hâm mộ thần tượng thái quá ở giới trẻ”
a. Mở bài
- Giới thiệu chung về hiện tượng hâm mộ thần tượng thái quá của giới trẻ hiện nay.
- Dẫn dắt vào bài viết.
b. Thân bài
- Nêu khái niệm về thần tượng
+ Những người có nhan sắc ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận động viên... thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng, thể hiện ra bên ngoài những biểu hiện tốt đẹp, chuẩn mực nhất.
- Nêu những biểu hiện về hâm mộ thái quá thần tượng
+ Coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, lý tưởng sống của mình và luôn muốn làm mọi thứ theo họ, từ quần áo, giày dép...
+ Ảo tưởng rằng thần tượng yêu mình, thường xuyên chú ý theo dõi, bám đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì, ăn gì.
+ Rơi vào tình trạng cuồng mà có những hành động sai trái về đạo đức như dọa dẫm tự tử, tuyệt thực, gào khóc đòi hỏi.
- Hậu quả của tình trạng
+ Ảnh hưởng đến cuộc sống: sinh hoạt, sức khỏe, học tập, gia đình.
+ Ảnh hưởng tới chính thần tượng.
- Giải pháp
+ Đặt cho mình một giới hạn nhất định.
+ Bớt xem những chương trình thần tượng.
+ Tiết kiệm tiền cho việc thiết thực.
c. Kết bài
- Nêu suy nghĩ cá nhân về vấn đề.
- Tuyên truyền và động viên mọi người hâm mộ thần tượng lành mạnh.
3. Viết
- Phần Mở bài, Kết bài và mỗi ý được nêu trong Thân bài cần được triển khai thành các đoạn văn.
- Cần bám sát cách triển khai đã được lựa chọn trong phần Tìm ý và Lập dàn ý để triển khai bài thuyết trình.
- Lời văn thuyết minh cần sáng sủa, mạch lạc; các cứ liệu phải chính xác, trung thực, có tác dụng làm rõ sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng linh hoạt, phù hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,… nhằm tăng thêm hiệu quả thuyết minh.
- Từ ngữ trong sáng, đơn nghĩa, tránh lạm dụng hình thức tu từ dễ khiến người đọc hiểu sai về sự vật hiện tượng.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài viết tham khảo
Cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại, kéo theo đó là biết bao vấn đề nảy sinh ra trong xã hội, trong đó, phải kể đến đó là tình trạng hâm mộ thần tượng một cách thái quá của giới trẻ hiện nay.
Khái niệm thần tượng được sử dụng ở đây là để chỉ những người có nhan sắc ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận động viên... Đó là những người thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng, thể hiện ra bên ngoài những biểu hiện tốt đẹp, chuẩn mực nhất. Nhiều người đã coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, lý tưởng sống của mình và luôn muốn làm mọi thứ theo họ, từ quần áo, giày dép... Tình trạng hâm mộ thần tượng một cách thái quá chính là khi chúng ta quá thích một ai đó, muốn được gặp họ, mua đồ giống họ, luôn tưởng tượng về sự hiện diện của họ bởi sự xuất hiện liên tục của họ trên truyền thông khiến nhiều người bị mù quáng, lầm tưởng.
Nhiều người rơi vào tình trạng như vậy, họ dần trở lên mù quáng và thiếu lý trí. Họ ảo tưởng rằng thần tượng yêu mình, thường xuyên chú ý theo dõi, bám đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì, ăn gì. Thậm chí, có nhiều người vì quá yêu thích thần tượng của mình, ngay cả khi họ đi trên đường, nghe thấy một đoạn nhạc của một bài hát quen thuộc mình biết, họ lập tức dừng lại, nhảy, hát theo rồi bắt chước theo những hành động của thần tượng khi hát bài hát đó. Đặc biệt, nhiều người vì theo đuổi thần tượng của mình, họ đã chi ra một khoản tiền rất lớn để mua tất cả những album, hay những phụ kiện liên quan đến thần tượng của mình, rồi mua vé để đi xem concert, biểu diễn của họ. Đó hẳn là một khoản tiền không nhỏ so với họ - những bạn trẻ vẫn được bố mẹ nuôi lớn. Một ví dụ điển hình có thể kể đến như John Hinckley - một người hâm mộ của nữ diễn viên Mỹ Jodie Foster đã ám sát Tổng thống Ronald Reagan vì để làm nữ diễn viên ấn tượng. Hay tại Trung Quốc, một người cha đã tự tử với mong muốn con gái được gặp gỡ thần tượng Lưu Đức Hoa. Hay hiện nay, việc thần tượng nhóm nhạc Hàn Quốc (Kpop) đã nhiều lần vấp phải sự chỉ trích của báo đài bởi nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng cuồng mà có những hành động sai trái về đạo đức như dọa dẫm tự tử, tuyệt thực, gào khóc đòi bố mẹ đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng của mình. Đây thực sự là mặt trái mà giới thần tượng gây nên.
Hậu quả của tình trạng này là cực kỳ nghiêm trọng. Bởi đa số, những người theo đuổi thần tượng đều là những bạn trẻ, thậm chí là những bạn ở tuổi vị thành niên, bởi vậy họ không có cách nào khác là xin tiền bố mẹ để đu idol của mình. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc học của các nhân đó mà nó còn gây phiền muộn đến bố mẹ của họ. Thậm chí, có những bạn trẻ quá cuồng, họ lấy bản thân ra đe dọa bố mẹ để đạt được mong muốn và điều đó thực sự là tồi tệ. Có những bạn trẻ vì muốn gặp được thần tượng họ chờ ngày, chờ đêm với mong muốn gặp được thần tượng và điều đó khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng và tâm lý cũng không yên để chú tâm vào những công việc khác. Không những vậy, chính thần tượng của họ cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Nhiều người vì họ quá cuồng thần tượng của mình, họ theo dõi thần tượng, đào bới đời tư của họ, khi phát hiện ra họ làm cái gì không đúng họ sẽ ngay lập tức quay lại, ném đá, chửi bới trên mạng xã hội khiến danh tiếng của họ bị hủy hoại.
Đây thực sự là một tình trạng không ai mong muốn và chúng ta cần phải cảnh giác. Hãy đặt cho mình một giới hạn nhất định trước khi mọi chuyện trở lên quá tồi tệ. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất, bớt xem những chương trình thần tượng hơn, bớt chút tiền lại từ việc tiêu xài cho họ và dành tiền làm việc có ý nghĩa thiết thực hơn... Như vậy là một cách tốt để bạn có thể kiềm chế bản thân tránh trở lên cuồng thần tượng một cách thái quá.
Thần tượng một ai đó không phải là việc xấu nhưng nó sẽ chỉ tốt khi bạn biết điểm dừng cho bản thân. Hãy giữ đúng giá trị và thông suốt được khái niệm thần tượng và hâm mộ, hãy để nó về với đúng vị trí và giá trị của nó. Cần phải phê phán những hành động quá cuồng thần tượng mà gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện. Chú ý các nội dung:
- Bổ sung những diễn giải cụ thể, các cứ liệu liên quan đến sự vật, hiện tượng cần thuyết minh nếu thấy chưa đầy đủ.
- Kiểm tra trật tự các ý, nếu thấy chưa hợp lí có thể thay đổi, sắp xếp lại.
- Rà soát, phát hiện các lỗi về diễn đạt (chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,…)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự vật, hiện tượng nào trong đời sống xã hội được nêu để thuyết minh? Thực chất của sự vật, hiện tượng ấy là gì?
Câu 2:
Bạn thấy việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3:
- Nêu rõ sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản giúp người đọc hình dung bước đầu về sự vật, hiện tượng đó.
- Làm sáng tỏ sự vật, hiện tượng theo trình tự phù hợp với đặc điểm của sự vật, hiện tượng đó.
- Rút ra ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
- Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận.
Câu 4:
Các thẻ ở bên phải văn bản cho thấy người viết đã triển khai bài thuyết minh theo trình tự nào?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
về câu hỏi!