Câu hỏi:
12/07/2024 1,747Tra từ điển và chỉ ra những nét nghĩa khác nhau của từ "ngất ngưởng". Căn cứ vào mạch ý của văn bản để xác định ý nghĩa của từ này ở từng trường hợp xuất hiện.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Lần 1: Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với việc thi thố tài năng, gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa cao ngất, tột đỉnh.
- Lần 2: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với hành động cởi mũ áo từ quan, cưỡi bò rời kinh thành chẳng giống ai, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa ngạo thế khinh đời, không vướng bận chuyện thị phi.
- Lần 3: Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Tuổi đã cao nhưng vẫn có cuộc sống phong tình, đi chơi chùa vẫn đủng đỉnh dắt theo một đôi dì, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa tự mình tự tại, cốt thỏa đạt thú vui.
- Lần 4: “Đời ai ngất ngưởng như ông!” Giữ vẹn đạp nghĩa trung thần nhưng vẫn thỏa được chí hướng riêng, làm quan hay trí sĩ đều khẳng định được tính cách, bản lĩnh, khí phách của mình,... Từ “ngất ngưởng” này ứng với nhan đề bài hát nói, mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp các nét nghĩa ở trên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Căn cứ vào mạch ý của bài thơ, có thể chia bố cục tác phẩm thành mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về cách ứng xử trước sự được mất khen chê, may rủi,… mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.
Câu 3:
Nội dung chính: Qua thái độ ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp hết những được - mất, những lời khen - chê ở đời. Bài thơ cũng cho người đọc thấy được sự tự ý thức của tác giả về giá trị của bản thân mình: tài năng, địa vị, phẩm chất - một con người toàn tài với những giá trị mà không phải ai cũng có được.
Liệt kê những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả trong bài hát nói. Những từ ngữ ấy đã thể hiện được điều gì về phong cách, tư tưởng của Nguyễn Công Trứ khi tự nhìn nhận về mình?
Câu 4:
Nêu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; vần và nhịp điệu).
Câu 5:
Thái độ sống, phong cách sống "ngất ngưỡng" đã được tác giả thể hiện ở những phương diện, khía cạnh cụ thể nào? Nêu suy nghĩ của bạn về cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả.
Câu 6:
Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng - tài tử trong bài thơ có tạo nên sự đối lập về nhân cách không? Vì sao?
về câu hỏi!