Câu hỏi:
26/02/2024 157Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Tất cả các loại tia sáng đều tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.
II. Cùng một cường độ ánh sáng giống nhau thì tất cả các tia sáng đều có tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.
III. Khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bão hòa thì cường độ quang hợp sẽ tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
IV. Các tia sáng đỏ kích thích tổng hợp cacbôhiđrat, tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp axit amin và prôtêin.
Câu hỏi trong đề: Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 7) !!
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp:
Cường độ ánh sáng (I là cường độ)
- Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó: Iquang hợp = Ihô hấp.
- Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó Iquang hợp đạt cực đại.
Quang phổ ánh sáng:
- Quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp các axit amin, protein.
Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
Thành phần ánh sáng biến động theo thời gian trong ngày và theo độ sâu của nước.
Cách giải:
I sai, các tia sáng có bước sóng khác nhau nên tác động tới quang hợp khác nhau.
VD: Quang hợp chỉ xảy ra ở miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.
II sai.
Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp các axit amin, protein.
Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
III sai, Khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bão hòa thì cường độ quang hợp sẽ giảm.
IV đúng.
Vậy có 3 phát biểu sai.
Chọn A.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong quá trình tiến hóa, sự hình thành các tế bào sơ khai (protobiont) trên Trái Đất diễn ra ở giai đoạn
Câu 2:
Một loài thực vật lưỡng bội, xét 1 gen có 2 alen, alen B gồm 1200 nuclêôtit và mạch 1 của alen này có A = 2T = 3G = 4X. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit tạo thành alen b. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ của alen b khác tỉ lệ của alen B.
II. Nếu alen b phát sinh do đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì alen b có 169 nuclêôtit loại G.
III. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì alen b có tất cả bộ ba kể từ vị trí xảy ra đột biến cho đến mã kết thúc đều bị thay đổi.
IV. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen b có thể được di truyền cho thế hệ sau.
Câu 3:
Khi nói về bằng chứng tiến hóa, ví dụ nào sau đây thuộc bằng chứng sinh học phân tử?
Câu 4:
Trong một hệ sinh thái dưới nước, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?
Câu 6:
Một con tắc kè có khả năng biến đổi màu sắc da như sau: Trên lá cây: da có màu xanh của lá; Trên đá: da có màu hoa của rêu đá; Trên thân cây: da có màu hoa nâu. Tập hợp các kiểu hình của con tắc kè nói trên được gọi là
Câu 7:
Trong tế bào, phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã?
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 53)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 33)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 30)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận