Câu hỏi:
13/07/2024 5,909Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Chào các bạn. Tôi là chuột xù. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện phiêu lưu li kì của tôi và cậu bạn thân mèo nhép. Hôm ấy là một ngày rất đẹp trời, chúng tôi đều muốn đi chơi. Tôi thì muốn chơi ở bên này sông, còn cậu bạn của tôi lại nằng nặc đòi di chơi ở bên kia sông. Tôi vẫn nhớ lời dặn của bác ngựa là bên kia sông nguy hiểm lắm. Thế mà chẳng hiểu sao mèo nhép lại cứ muốn đi chơi ở đó. Cậu ấy quả là thích phiêu lưu. Nhưng phiêu lưu mà mất an toàn thì thật đáng sợ. Tôi cố gắng thuyết phục mèo nhép. Cậu ấy chẳng những không nghe mà còn chê tôi nhát. Cuối cùng, tôi đành chịu thua và đi theo cậu ấy vì không nỡ để cậu ấy mạo hiểm một mình. |
Trên lưng bác ngựa trở về, tôi vẫn giả vờ nằm thiêm thiếp. Mèo nhép chắc là biết lỗi, cứ sụt sịt, sụt sịt, nước mắt rơi ướt cả bộ lông của tôi. So với lúc cậu ấy khăng khăng đòi sang sông chơi thì bây giờ trông cậu ấy thật quá khác biệt. Tôi phải cố nén cười. Cứ để cậu ấy ân hận một lúc nữa, như thế mới có bài học chứ. |
a. Các đoạn văn trên kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật nào?
b. Nhân vật đó dùng những từ ngữ nào để gọi mình và các nhân vật khác?
c. Những từ ngữ in đậm thể hiện điều gì? Chọn đáp án đúng.
A. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mèo nhép.
B. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mình.
C. Chuột xù dự đoán được sự việc xảy ra tiếp theo.
D, Chuột xù thể hiện sự khách quan khi kể câu chuyện.
d. Cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có gì khác với cách kể chuyện trong bài văn trang 11?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Các đoạn văn trên kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật chuột xù.
b. Nhân vật chuột xù dùng những từ ngữ để gọi mình và các nhân vật khác:
Từ để gọi mình (chuột xù): |
tôi, chúng tôi. |
Từ để gọi mèo nhép: |
cậu bạn thân, cậu ấy. |
Từ để gọi bác ngựa: |
bác. |
c. Những từ ngữ in đậm thể hiện: A. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mèo nhép.
d. So với cách kể chuyện trong bài văn trang 11, cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có những điểm khác:
+ Cách mở đầu câu chuyện: chào hỏi với người đọc và giới thiệu về bản thân như đang giao tiếp, nói chuyện với người đọc.
+ Cách kể lại các sự vật trong câu chuyện: nhiều cảm xúc của bản thân chuột xù (người kể), cách kể các sự vật có đan cài suy nghĩ của chuột xù, các dự đoán và kết luận cá nhân của chuột xù.
+ Cách kết thúc câu chuyện: châm biếm và mang tính cảm xúc, nhấn mạnh bài học dành cho mèo nhép.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý dưới đây:
Câu 4:
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện.
Câu 6:
Xếp những từ in đậm dưới đây vào nhóm thích hợp.
– Mỗi lần Ja Ka vỗ trống, các bạn lại cùng múa hát tưng bừng.
– Bọn mình còn đâu chỗ mà vui chơi!
– Biết ý tưởng đó, nhiều cô bác trong làng đã hưởng ứng.
– Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.
về câu hỏi!