Câu hỏi:
13/07/2024 659Hình ảnh con người trong 2 khổ thơ cuối có những điểm chung nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hình ảnh con người trong hai khổ thơ cuối có những điểm chung: đi gặt lúa, trồng rau – vạt áo chàm, nhuộm xanh nắng chiều; tìm măng hái nấm - ấm giữa rừng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những thành ngữ nào dưới đây chứa các từ đồng nghĩa? Đó là những từ nào?
Câu 2:
Tìm trong mỗi nhóm từ dưới đây những từ có nghĩa giống nhau.
a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó
b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia
c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, bình tĩnh, yên tĩnh
Câu 3:
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Đà Lạt
Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, nổi tiếng với hồ trong xanh và thông mơ màng.
Nằm trên độ cao 1 500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đây là nơi nghỉ mát lí tưởng của du khách chẳng những vì không khí mát lành mà còn bởi những cảnh đẹp đến nao lòng.
Thác Cam Ly như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ. Suối Vàng có cột nước quanh năm suốt tháng đổ xuống ào ào. Suối Vàng chia nước cho các con suối nhỏ rì rào, chảy mãi vào những nẻo nào trong lòng các rừng thông cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn.
Trong nắng ấm, bầu trời Đà Lạt không chút gợn mây, luôn thắm xanh một màu ngọc bích. Cái màu xanh của tầng không càng thêm lung linh biến ảo khi phản chiếu xuống những mặt hồ trong suốt như pha lê.
Cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm. Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ. Hương hoa hoà với hương ngàn thông làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng.
Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh".
(Theo Ay Dun và Lê Tấn
a. Bài văn trên tả gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.
d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết nào?
Câu 4:
Trước cổng trời
(Trích)
Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời
Có gió thoảng, mây trôi
Cổng trời trên mặt đất?
Nhìn ra xa ngút ngát
Bao sắc màu cỏ hoa
Con thác réo ngân nga
Đàn dê soi đáy suối.
Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói...
Những vật nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Và tiếng nhạc ngựa rung
Suốt triền rừng hoang dã.
Người Tày từ khắp ngà
Đi gặt lúa, trồng rau
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm.
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Và gió thổi, suối reo
Ấm giữa rừng sương giá.
(Nguyễn Đình Ảnh)
Dựa vào khổ thơ thứ nhất, hãy miêu tả khung cảnh “cổng trời” theo hình dung của em.
Câu 5:
Chọn từ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn.
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn (1) (khai mạc/ bắt đầu) mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá (2) (tốt tươi/ tươi tắn) tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất (3) (no nê/ no đủ), nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian (4) (đói khát/ đói rách) của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
(Theo Vũ Hùng)
Câu 6:
Sưu tầm đoạn văn hoặc bài văn tả phong cảnh (cảnh sông suối, ao hồ, biển đảo,...).
Câu 7:
Đọc 2 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khoẻ và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rồi lại vội vàng, tíu tít... (Theo Nguyễn Kiên) |
Một chú ve kéo đàn. Tiếng đàn ngân lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng của buổi ban mai. Rồi chú thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hoà vào khúc tấu. Từ sáng sớm, khi mặt trời mới ló rạng, tiếng ve đã át tiếng chim. (Theo Hữu Vi) |
a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau?
b. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.
về câu hỏi!