Câu hỏi:
13/07/2024 9,014Từ lưng trong mỗi đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa của từ đó.
a. Trăng tròn như quả bóng
Lơ lửng treo lưng trời.
(Nguyễn Ngọc Hưng)
b. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Trong đoạn thơ a, từ lưng (lưng trời) được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa của từ lưng là vị trí giữa bầu trời và đường chân trời (mặt đất) theo cách nhìn bằng mắt thường.
b. Trong đoạn thơ a:
+ Từ lưng (lưng núi) được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa của từ lưng là vị trí giữa của ngọn núi so sánh giữa đỉnh và chân núi.
+ Từ lưng (lưng mẹ) được dùng với nghĩa gốc. Nghĩa của từ lưng là bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông.
+ Từ lưng (trên lưng) được dùng với nghĩa gốc. Nghĩa của từ lưng là bộ phận của con người, nằm ở thân người phía sau, tính từ gáy (sau cổ) tới mông.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, câu ca dao dưới đây và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.
a. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi)
b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Huy Cận)
c. Công cha như núi ngất trời.
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
(Ca dao)
Câu 2:
Đọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt rồi trả lời câu hỏi.
Xe có (1) mắt đèn Chân người: mắt cá! (2) Mắt chim, hình tròn (3) Mắt người, hình lá. (Phạm Hổ) |
Mắt: Nghĩa 1: cơ quan để nhìn của người hay động vật. Nghĩa 2: chỗ lồi ra, giống hình con mắt ở một số vật. |
a. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm.
b. Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển)?
c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào?
Câu 3:
Chọn 1 trong 2 từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đó.
Câu 4:
Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im...
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn.
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Thấy chỉ cội với cành.
Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng.
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu...
Chợt một tiếng chim kêu:
– Chíp chiu chiu! Xuân đến.
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng,
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.
(Võ Quảng)
Trong 2 khổ thơ đầu, mầm non được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả đó có gì thú vị?
Câu 6:
Cảnh vật mùa đông hiện ra như thế nào qua cảm nhận của mầm non?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!