Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mở đầu:
+ Giới thiệu tên cuốn sách: Cây khế, là truyện dân gian Việt Nam, truyện nói về hai anh em cùng sống trong một nhà có tính cách trái ngược nhau hoàn toàn.
+ Câu truyện cho em bài học đáng quý về cách sống và yêu thương những người xung quanh mình.
Triển khai:
+ Đặc điểm nhân vật người em: hiền lành, chất phác, luôn biết nhường nhịn; Tài sản người em thừa kế được chỉ có một túp lều lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt mà không hề ca thán; Hai vợ chồng bị chim lạ đến ăn khế, nghe chim dặn mang túi ba gang đựng vàng kì lạ nhưng cũng làm theo, chỉ lấy đủ số vàng như chim nói và sống cuộc đời sung túc, thương dân nghèo.
+ Đặc điểm nhân vật người anh: tham lam, ích kỉ; Người anh chia tài sản bố mẹ đều lấy hết tất cả nhà cửa ruộng vườn; Nghe tin người em giàu có nhờ cây khế, người anh gạ đổi tới sống và giả nghèo khổ lừa chim thần; Người anh may túi 12 gang, nhét nhiều vàng, vì nặng quá chim nghiêng mình để rơi người anh và vàng xuống biển.
Kết thúc:
+ Câu chuyện là bài học độc đáo, thú vị và ý nghĩa về hình ảnh người em. Dặn người đọc phải biết yêu thương đùm bọc anh em trong nhà, chăm chỉ lao động, không nên quá tham lam và phải biết ơn người đã giúp mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Tấm gương tự học
Tạ Quang Bửu sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Nghệ An. Ông là nhà khoa học và nhà giáo dục đa tài, uyên bác hiếm có.
Con đường đến với thành công của Tạ Quang Bửu rất giản dị: tự học, học suốt đời và học say mê. Ông có thói quen đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, đọc rất nhanh và nhớ rất lâu. Có lần, ngồi trên lưng ngựa, mải đọc sách, ông ngã tòm xuống suối. Tất cả những ai ở bên ông đều khâm phục khả năng tự học của ông. Ông học từ lúc còn trẻ đến lúc cuối đời, ngay cả khi đau ốm.
Tạ Quang Bửu còn là tấm gương của việc học toàn diện. Ông xuất sắc ở nhiều lĩnh vực: toán, lí, hoá, sinh, triết học,... đặc biệt là ngoại ngữ. Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan; có thể đọc hiểu tiếng Nga, Trung, Hy Lạp cổ và La-tinh. Chỉ tự học tiếng Nga trong ba tháng mà ông đã có thể dịch trôi chảy các tài liệu quân sự tiếng Nga. Ông giúp Bác Hồ soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh, nhiều lần cùng Bác tiếp các chính khách nước ngoài. Ông được nhận xét là nói tiếng Anh “hoàn hảo đến mức người Anh phải kinh ngạc”. Ngoài ra, ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,... Ông luôn tranh thủ thời gian tự học, để thoả mãn niềm đam mê của mình. Nhiều người coi ông là “Lê Quý Đôn thời nay”.
Tên của Tạ Quang Bửu được đặt cho các con phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,... Ở Việt Nam, có một giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc mang tên ông – Giải thưởng Tạ Quang Bửu.
(Phan Sơn tổng hợp)
Đoạn văn thứ nhất giới thiệu điều gì về Tạ Quang Bửu?
Câu 3:
Những chi tiết nào cho thấy Tạ Quang Bửu là tấm gương tự học, học suốt đời và học say mê?
Câu 4:
Dựa vào gợi ý, tìm nghĩa cho mỗi từ dưới đây:
chính khách |
chính phủ |
chính khoá |
a. Chương trình học tập chính thức, bắt buộc.
b. Người chuyên hoạt động chính trị, khá nổi tiếng.
c. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Câu 5:
Theo em, vì sao Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài?
về câu hỏi!