Câu hỏi:
20/03/2024 561Tìm hiểu sự biến đổi của vỏ trứng
▪ Chuẩn bị: Ba mảnh vỏ trứng gà (kí hiệu 1, 2, 3), nước, giấm, hai cốc thuỷ tinh (A và B) và một khay đựng.
▪ Tiến hành:
- Đặt vỏ trứng 1 vào cốc A, vỏ trứng 2 vào cốc B, vỏ trứng 3 để nguyên trên khay (hình 4).
- Dự đoán vỏ trứng trong giấm, trong nước hay để nguyên sẽ bị biến đổi hoá học.
- Đổ giấm vào cốc A, đổ nước vào cốc B sao cho ngập vỏ trứng (hình 5). Quan sát hiện tượng xảy ra trên vỏ trứng trong mỗi cốc.
- Sau 5 phút, lấy vỏ trứng trong mỗi cốc ra khay, quan sát, chạm tay vào bề mặt vỏ trứng để cảm nhận và so sánh vỏ trứng 1, 2, 3 với nhau.
- Cho biết vỏ trứng nào bị biến đổi hoá học. Vì sao em biết?
- So sánh kết quả với dự đoán của em.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Dự đoán vỏ trứng trong giấm sẽ bị biến đổi hóa học.
- Hiện tượng xảy ra trên vỏ trứng trong mỗi cốc:
+ Vỏ trứng trong cốc giấm (cốc A) sủi bọt trên bề mặt;
+ Vỏ trứng trong cốc nước (cốc B) và vỏ trứng để nguyên trên khay không có hiện tượng gì.
- Sau 5 phút, lấy vỏ trứng trong mỗi cốc ra khay, quan sát, chạm tay vào bề mặt vỏ trứng để cảm nhận ta thấy vỏ trứng trong cốc giấm mềm hơn vỏ trứng ở hai cốc còn lại.
- Vỏ trứng 1 bị biến đổi hóa học do vỏ trứng mềm hơn không còn cứng như ban đầu.
- Kết quả giống với em dự đoán.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu ví dụ về sự biến đổi hoá học của chất trong thực tiễn và cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết sự biến đổi đó theo gợi ý sau.
Sự biến đổi hóa học của chất |
Dấu hiệu nhận biết |
? |
? |
Câu 2:
Sự biến đổi của đường trong trường hợp nào dưới đây là biến đổi hoá học và trường hợp nào không phải biến đổi hoá học? Vì sao?
Trường hợp 1: Hoà tan đường trong nước.
Trường hợp 2: Đun nóng đường đến khi đường đổi màu và có mùi khét.
Câu 3:
Trong những cách em làm biến đổi tờ giấy, cách nào làm cho tờ giấy có sự biến đổi hoá học? Vì sao?
Câu 4:
Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự biến đổi hoá học của chất? Vì sao?
Câu 5:
Tìm hiểu sự biến đổi của gạo
▪ Chuẩn bị:
▪ Tiến hành:
- Quan sát màu sắc, ngửi mùi và nếm vị của gạo và cơm.
- Nghiền nhỏ một thìa gạo bằng bộ chày cối, quan sát màu sắc, ngửi mùi và nếm gạo sau khi nghiền nhỏ.
- Thảo luận:
+ Hạt gạo khi được nghiền nhỏ có sự biến đổi gì so với hạt gạo chưa nghiền?
+ Gạo và cơm có màu sắc, mùi, vị giống nhau không?
+ Khi nấu thành cơm, hạt gạo đã có sự biến đổi gì?
về câu hỏi!